Các bạn hãy tham khảo và tải về ĐĐề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt! | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 08/6/2018 Câu 1: ( điểm) a. Xác định biện pháp tu từ trong phần in đậm của ngữ liệu sau: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ: Anh ấy chạy nhanh nhất đội tuyển. c. Cho đoạn văn sau, tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó là gì? Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu hỏi của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ? (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 2: ( điểm) Gia đình luôn hiện về bên ta trên mọi nẻo đường, vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, góp một nụ cười khi ta thành công. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011). ---Hết--(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THAM KHẢO: Câu 1: a) Biện pháp tu từ trong phần in đậm: so sánh "trong như tiếng hạc" b) Có thể viết lại như sau: Chạy, anh ấy nhanh nhất đội tuyển. c) Câu chứa hàm ý là: "- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ ?" Ý nghĩa: Cơm đã sôi rồi, con bé muốn anh Sáu chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em bé phải nói hàm ý vì trước đó đã nói thẳng ra nhưng không có hiệu quả; lần này không cần nhắc lại ý “chắt giùm nước” mà thêm vào ý giục giã: “nhão bây giờ!”. Nhưng việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không có hiệu quả, vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách “ngồi im”, vờ như không nghe bởi vì lời nói đó không phải để nói với mình. Câu 2: Các em có thể dựa trên những cơ sở sau để phân tích: - Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu