Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân vi khuẩn và kết quả điều trị trong viêm phổi rất nặng ở trẻ nhũ nhi tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn phân lập được và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÁC NHÂN VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG VIÊM PHỔI RẤT NẶNG Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Phạm Văn Hoàng*, Phan Hữu Nguyệt Diễm*, Trần Anh Tuấn* TÓM TẮT Mục tiêu: xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn phân lập được và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu mô tả tiền cứu trên 225 trường hợp viêm phổi rất nặng ở trẻ từ >1 tháng đến 12 tháng tuổi nhập phòng cấp cứu khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013. Kết quả: Kết quả phân lập được 120 lượt vi khuẩn bao gồm cấy máu (22 lượt), ETA (6 lượt), NTA (98 lượt). Vi khuẩn phân lập nhiều nhất là Acinetobacter spp. (chiếm 29,2%), kế đến là Klebsiella (chiếm 20,8%), Pseudomonas (chiếm 20%). Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa đề kháng rất cao với nhóm carbapenem. Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị là vi khuẩn đa kháng phổ rộng (tăng 39 ngày), vi khuẩn tiết men ESBL (tăng 20 ngày). Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện, PaO2/FiO2 1 tháng đến 12 tháng tuổi nhập phòng cấp cứu khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013. ‐ Cỡ mẫu: 225 ca trường hợp, được tính theo công thức: N Z 2 1 / 2 P (1 P ) d2 ‐ Tiêu chuẩn chọn mẫu: theo định nghĩa ca bệnh viêm phổi rất nặng nhũ nhi (phân loại của WHO). Trẻ ≤ 1 tuổi có ho, khó thở và có 1 trong các dấu hiệu sau đây: tím tái, SpO2 70 lần/ph, co lõm ngực nặng, đầu gật gù, kích thích hoặc li bì, rên rỉ và X quang có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi thùy, viêm phổi mô kẽ, viêm phế quản phổi). ‐ Tiêu chuẩn loại trừ: viêm tiểu phế quản bội nhiễm, tim bẩm sinh. ‐ Sau khi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
127    91    6    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.