Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát diễn tiến lâm sàng bệnh nhi TCM độ IIb sau 24 giờ và 48 giờ điều trị gammaglobuline tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2012. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 DIỄN TIẾN LÂM SÀNG BỆNH NHI TAY CHÂN MIỆNG ĐỘ IIB ĐIỀU TRỊ GAMMAGLOBULIN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Phạm Ngọc Hồng Hoanh*, Đoàn Thị Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Biến chứng chính dẫn đến tử vong của bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em là tổn thương não thân não cấp tính kết hợp với tình trạng phóng thích các cytokine tiền viêm tại não gây suy hô hấp tuần hoàn. Mục tiêu: Khảo sát diễn tiến lâm sàng bệnh nhi TCM độ IIb sau 24 giờ và 48 giờ điều trị gammaglobuline tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2012. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả loạt trường hợp Kết quả: Có 219 bệnh nhi TCM độ IIb được điều trị gammaglobulin trong thời gian nghiên cứu. Tuổi trung bình 27 ± 14 tháng, lớn nhất 9 tuổi, nhỏ nhất 3 tháng. Tỉ lệ nam:nữ 1,8:1. Thời gian trung bình từ lúc khởi bệnh đến lúc được chỉ định gammaglobulin là 3 ngày. Đánh giá vào thời điểm sau 24 giờ điều trị gammaglobulin, tỉ lệ cải thiện hoàn toàn là 59,8%, cải thiện một phần là 33,8%, không cải thiện là 6,4%. Có 2 BN tử vong sau 24 giờ điều trị. Đánh giá sau 48 giờ điều trị gammaglobulin, tỉ lệ cải thiện hoàn toàn là 93,6%, không cải thiện là 6,4%. Tỉ lệ tử vong trong mẫu nghiên cứu là 0,9%. Thời gian từ lúc bắt đầu điều trị đến lúc cải thiện trung bình là 46 giờ, sớm nhất là sau 24 giờ, trễ nhất là sau 70 giờ. Hai bệnh nhi có tác dụng phụ đỏ da nơi tiêm truyền thoáng qua (0,9%). Nhóm bệnh nhi có thân nhiệt cao nhất lúc nằm viện 150 lần/ phút khi trẻ nằm yên và không sốt. Sốt cao khó hạ ≥ 390C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. * Nhóm 2: có 1 trong các biểu hiện sau. Thất điều (run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng). Rung giật nhãn cầu, lé. Yếu chi: sức cơ 0,05, P2 < 0,05 P1 < 0,05P2 < 0,05 P1 < 0,05, P2 < 0,05 329 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 * Kiểu thở bất thường: thở