Đặc điểm vàng da ứ mật tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và điều trị của bệnh nhi vàng da ứ mật. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA Ứ MẬT TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Phạm Công Luận*, Phạm Lê An**, Nguyễn Hoài Phong**, Nguyễn Minh Ngọc*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và điều trị của bệnh nhi vàng da ứ mật. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu và hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 251 bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam:nữ = 1,46:1. Đa số nhập viện vì vàng da (86,5%). Tuổi nhập viện trung bình 11,93 ± 0,65 tuần. 54,6% bệnh nhi tiêu phân vàng tươi. 87,3% có gan to, 63,3% lách to và 8,4% kèm tật tim bẩm sinh. Bilirubin máu toàn phần, trực tiếp tăng cao, lần lượt gấp khoảng 10 lần và 20 lần so với giới hạn trên bình thường. Men gan AST, ALT, ALP và GGT lần lượt tăng gấp 7 lần, 4 lần, 3 lần và 6 lần. 45,8% có thiếu máu, đa số đẳng sắc đẳng bào. Nguyên nhân rất đa dạng, trong đó viêm gan sơ sinh vô căn, teo đường mật và nhiễm CMV là ba nguyên nhân thường gặp nhất, lần lượt chiếm tỷ lệ 29,1%, 25,9% và 19,1%. Thời gian nằm viện trung bình 19,41 ± 0,95 ngày, nhiễm trùng bệnh viện chiếm 16,0%, 14,4% phải sử dụng từ 3 loại kháng sinh trở lên. 47,0% hết vàng da sau 6 tháng, 18,3% vàng da giảm dần, khoảng 15% vàng da tăng dần, diễn tiến nặng đến bệnh gan giai đoạn cuối. 46,6% số bệnh nhi nhập viện trễ. Lý do chủ yếu do quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cho rằng phơi nắng sẽ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.