Tự chủ tài chính ở các trường đại học là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay tại Việt Nam, nhất là từ các nhà làm chính sách và hệ thống đại học. Việc đúc kết các chính sách tự chủ tài chính ở các trường đại học từ các quốc gia trên thế giới (bao gồm các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Úc và châu Á) nhằm tìm ra thông lệ tốt, phù hợp với bối cảnh Việt Nam sẽ là gợi ý quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các chính sách có vai trò định hướng và mở rộng tự chủ tài chính. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 12-16; 6 TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM Nguyễn Trọng Hoài - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 18/08/2018; ngày sửa chữa: 20/08/2018; ngày duyệt đăng: 31/08/2018. Abstract: University financial autonomous is a topic that has received much attention in Vietnam, especially from policymakers and university systems. However, university financial autonomous in Vietnam is still in the pilot phase and implementation is still limited. Therefore, the finalization of financial autonomous in universities from countries around the world (including developed countries in Europe, Australia and Asia) to find good practices, In line with the Vietnamese context, it will be important for planners to adopt policies that are geared towards the direction and expansion of financial autonomous to facilitate the sustainable development of the Vietnamese university system. Keywords: University financial autonomous, international practice, policy. 1. Mở đầu Tự chủ đại học là vấn đề được các nhà làm chính sách, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm - vì chỉ thông qua cơ chế tự chủ thực chất thì mới thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển năng động, phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay. “Tự chủ đại học” được hiểu là việc trường đại học có được một mức độ độc lập so với các bên quản lí nhà nước liên quan về quản trị cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực tài chính và tạo ra nguồn thu, tuyển dụng nhân sự, trang bị điều kiện học tập và triển khai hoạt động giảng dạy, nghiên cứu [1]. Cụ thể, tự chủ đại học tập trung vào 04 khía cạnh chính gồm: 1) Học thuật; 2) Nhân sự; 3) Tài chính; 4) Quản trị tổ chức [2]; trong đó, tự chủ tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phát triển của hệ thống giáo dục đại học. Tiến trình tự chủ tài chính nói riêng