Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình quản lí các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên tại các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích kết quả và những hạn chế, sau đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Phước - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 15/06/2018; ngày sửa chữa: 18/08/2018; ngày duyệt đăng: 21/08/2018. Abstrast: Base on situation analysis and assessment in management of continous traning activities in primary school in Ho Chi Minh City, the article analyses the results and the constraints;then propose some basic solutions to enhance the quality of regulation training for management staffs and teachers at primary schools in Ho Chi Minh City. Keywords: Managers, teachers, regulation training, primary school, office staffs. 1. Mở đầu Điều lệ Trường tiểu học đã quy định rõ nhiệm vụ của cán bộ quản lí (CBQL) là: “Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí” và giáo viên (GV) là: “Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy” [1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT”; cụ thể là “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KTXH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các GV tiểu học, trung học cơ sở, GV, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm” [2]. Như vậy, để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này của toàn ngành, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên mọi lĩnh vực giáo dục; trong đó có công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho đội ngũ CBQL và GV. Bài viết đề cập thực trạng công tác đào tạo và BDTX cho đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; từ đó, đề xuất .