Bài viết phân tích quy trình xây dựng và phát triển chương trình giáo dục ở trường trung học cơ sở và các giải pháp triển khai bồi dưỡng năng lực xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 15-17; 5 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Cao Thị Hiên - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài: 11/06/2018; ngày sửa chữa: 14/06/2018; ngày duyệt đăng: 17/07/2018. Abstract: It is important to buid up the capacity of teacher in school’s curriculum development in order to improve the quality of teaching staff and to meet the requirments of education reform. The paper analyses the process and the development of capability of teacher and and provide solutions to curriculum. Keywords: Curriculum, teacher, middle school, education reform. 1. Mở đầu Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa, thì CT, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải đảm bảo mục tiêu chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa Đức - Trí - Thể - Mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh. Để đáp ứng những đòi hỏi của một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, đổi mới toàn diện, GV phải vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là người học, vừa là nhà văn hóa - xã hội. Vì vậy, một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của Đề án đổi mới CT, sách giáo khoa sau 2015 là bồi dưỡng (BD) phát triển năng lực của đội ngũ GV phổ thông; trong đó, BD năng lực xây dựng và phát triển CTGD giúp đội ngũ GV sẽ đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp với quyền tự chủ cao của mình trong hoạt động giáo dục (GD). Bài viết phân tích quy trình xây dựng và phát triển CTGD nhà trường cho GV ở trường trung học cơ sở (THCS) và các .