Một số biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh

Nghiên cứu khoa học là hoạt động cần thiết để giúp sinh viên sư phạm mở rộng kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nghề nghiệp, hình thành năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên tương lai. Bài viết trình bày một số biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm, trường Đại học Vinh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 18-22 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nguyễn Trung Kiền - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 05/03/2018; ngày sửa chữa: 10/05/2018; ngày duyệt đăng: 16/05/2018. Abstract: Scientific research is a necessary activity to help students to enrich their knowledge, to combine theory with professional practice, to form independent thinking ability, to create good qualities for the future teacher. In fact, in universities, most students are not interested in this activity; scientific research is the nature of coping, form, so the research results are not high. This article presents some measures to enhance the interest in scientific research for pedagogical students in Vinh University. Keywords: Interest, science research, students, pedagogics students. 1. Mở đầu Nghiên cứu khoa học (NCKH) là nội dung không thể thiếu của giáo dục đại học, nhằm khẳng định vị thế của nhà trường cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong xu thế cạnh tranh như hiện nay. Mặt khác, NCKH giúp sinh viên (SV) phát triển năng lực chuyên môn, phương pháp nghiên cứu, rèn luyện tư duy, qua đó bồi dưỡng các phẩm chất của nhà nghiên cứu, góp phần giáo dục toàn diện cho SV. Chính vì vậy, hiện nay, các trường đại học chú trọng đẩy mạnh hoạt động NCKH cho SV, song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và mục tiêu đề ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó một phần là do SV chưa có hứng thú, chưa thực sự say mê NCKH. Khi SV có hứng thú NCKH sẽ tạo cho họ một trạng thái cảm xúc dễ chịu, thoải mái, say mê và thúc đẩy họ tích cực hoạt động để đem lại kết quả cao. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, đa số SV nói chung, SV ngành sư phạm nói riêng chưa có hứng thú trong NCKH, SV tham gia NCKH còn mang tính hình thức, đối phó theo yêu cầu của giảng viên (GV) nên chất lượng các công trình nghiên cứu chưa cao, thiếu ứng dụng vào .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.