Bài viết này tập trung trình bày một số vấn đề lí luận về tư duy phản biện, từ đó hình thành thang đo các mức độ tư duy phản biện. Dựa vào thang đo, các tác giả xây dựng các dạng bài tập ứng dụng nhằm giáo dục tư duy phản biện cho học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu có thể đưa vào vận dụng vào trong thực tế nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục tư duy phản biện ở bậc tiểu học. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 28-32 THIẾT KẾ CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ngô Vũ Thu Hằng - Nguyễn Thùy Ninh - Phạm Thị Phương Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 11/03/2018; ngày sửa chữa: 12/03/2018; ngày duyệt đăng: 03/04/2018. Abstract: Nowadays, training of critical thinking skills has become an urgent need for primary students in the age of information and technology. This paper presents some theoretical knowledge of critical thinking, which is used to form a scale measuring levels of this skill. The authors base on this scale and design models of exercises to teach primary students. The studies can be applied in primary schools in order to promote teaching activities of this intelligent. Keywords: Critical thinking, levels of critical thinking, primary students, exercises. 1. Mở đầu Giáo dục (GD) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. GD có tác động mạnh mẽ vào thế hệ trẻ - lực lượng lao động chủ yếu trong tương lai. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1996) đã nhấn mạnh cần coi GD là “quốc sách hàng đầu”, cần nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa GDĐT và khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong thời đại hội nhập toàn cầu và bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, nền GD với cách truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên (GV) đã trở nên nhàm chán, lỗi thời và không hiệu quả (Ngô Vũ Thu Hằng, Meijer, Bulte, và Pilot, 2015). Dạy kiến thức cho học sinh (HS) giờ đây không quan trọng bằng việc dạy HS cách tự mình chiếm lĩnh tri thức cũng như các kĩ năng có thể phục vụ cho sự nghiệp học tập và cuộc sống cá nhân (Ngô Vũ Thu Hằng và Nguyễn Thị Liên, 2017). Nhiều nhà GD đồng tình cho rằng GD không phải đơn thuần chỉ là sự “học thuộc, ghi nhớ” mà là sự rèn luyện tư duy (TD). Mục tiêu của GD Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là tạo ra một lớp người trẻ năng động, sáng tạo, làm việc .