Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông này. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 1-6 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Túy Phượng - Trường Trung học phổ thông Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 18/08/2018; ngày sửa chữa: 24/08/2018; ngày duyệt đăng: 04/09/2018. Abstract: This paper presents the results of the survey on the status of management of vocational education activities for students in upper secondary schools in Hoc Mon District, Ho Chi Minh City. Survey results are practical basis for proposing measures to manage career education for students in the high schools. Keywords: Management, vocational education, high school, Hoc Mon District. Khảo sát thực hiện vào tháng 7-8/2018 ở 4 trường THPT tại huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Bà Điểm, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Hữu Tiến, Lý Thường Kiệt. Đối tượng khảo sát bao gồm: 60 cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) của 4 trường THPT nói trên. - Phương pháp khảo sát: + Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: đối tượng khảo sát được yêu cầu đánh giá thực trạng quản lí HĐ GDHN cho HS theo thang đo Likert 5 điểm như sau: 5 điểm - tốt; 4 điểm - khá; 3 điểm - trung bình; 2 điểm yếu; 1 điểm - kém. Giá trị trung bình đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách (Maximum minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức độ, có thể cho biết các mức đánh giá như sau: 1-1,80 điểm: kém; 1,81-2,60 điểm: yếu; 2,61-3,40 điểm: trung bình; 3,41-4,20 điểm: khá; 4,21-5 điểm: tốt. + Phương pháp phỏng vấn sâu: được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả điều tra thu nhận từ bảng hỏi. Đối tượng phỏng vấn gồm: 4 CBQL, 4 GV dạy nghề phổ thông, 4 GV là trợ lí thanh niên. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm HĐ: nghiên cứu các văn bản, hồ sơ liên quan đến quản lí HĐ GDHN cho HS tại 4 trường THPT nói trên, cụ thể là: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2017-2018, Kế hoạch HĐ năm học 2017-2018, Báo cáo tổng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.