Ebook Nữ tướng Lương Hòa: Phần 1 - NXB Văn hóa Văn nghệ

Ebook “Nữ tướng Lương Hòa” là ấn phẩm dạng bút ký do nhà văn Thanh Giang thực hiện trong nhiều năm, nhằm khắc họa chân dung vị nữ tướng tài ba của nước ta và cũng rất độc đáo, so với thế giới, đó là Thiếu tướng Nguyễn Thị Định. Phần 1 sách giới thiệu tới bạn những câu chuyện về: Vào đời, những ngày tù, vượt trùng dương ra Bắc, với con thuyền vũ khí về Nam, Tỉnh ủy bí mật hay chuyến đi định mệnh. | NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH Thanh Giang Nữ tướng Lương Hòa : bút ký / Thanh Giang. - . Hồ Chí Minh : Văn hóa - Văn nghệ . Hồ Chí Minh, 2016 280 tr. ; 20 cm 1. Nguyễn Thị Định,1920-1992 2. Nữ tướng -- Việt Nam. I. Ts. -- ddc 23 T367-G43 THANH GIANG NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA Bút ký Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 Lời giới thiệu “Nữ tướng Lương Hòa” là ấn phẩm dạng bút ký do nhà văn Thanh Giang thực hiện trong nhiều năm, nhằm khắc họa chân dung vị nữ tướng tài ba của nước ta và cũng rất độc đáo, so với thế giới. Đó là Thiếu tướng Nguyễn Thị Định. Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tham gia cách mạng khi vừa tròn 16 tuổi, hai năm sau, bà đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cùng thời gian này, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Khi chồng bị giặc bắt tù đày, tại quê nhà, bà gửi con nhỏ cho mẹ trông coi, tích cực hoạt động cách mạng. Kể từ đây, trải qua nhiều gian nan, sóng gió, thác ghềnh cách mạng, cả những đau buồn, mất mát riêng tư, do chồng và đứa con trai độc nhất đều đã hy sinh, nhưng chưa bao giờ bà lùi bước trước khó khăn. Với tinh thần mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và bài học nằm lòng về “sức dân”, về “lòng dân”, bà đã cùng các đồng chí lãnh đạo ở địa phương tổ chức thắng lợi nhiều hoạt động cách mạng, góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của cả nước, đóng góp cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quân sự, lãnh đạo đoàn thể và các giới quần chúng tham gia cách mạng. Lúc sinh tiền, Bác Hồ từng nói: “Phó Tổng tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta”. Chính vậy, năm 1943, sau khi từ nhà tù Bà Rá trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.