Giải pháp phát triển nhóm nghiên cứu các nhà khoa học tại các trường đại học khu vực Tây Nguyên

Bài viết tổng hợp kết quả khảo sát 173 giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tây Nguyên nhằm tìm kiếm những rào cản trong việc hình thành nhóm nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, bản thân các giảng viên còn xem nhẹ vai trò của làm việc nhóm, chưa có thái độ tích cực cũng như công nhận lợi ích nhóm. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 100-109 Giải pháp phát triển nhóm nghiên cứu các nhà khoa học tại các trường đại học khu vực Tây Nguyên Phan Thị Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Ngọc Lợi Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, 704 Phan Đình Phùng, Kon Tum, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 1 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết tổng hợp kết quả khảo sát 173 giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tây Nguyên nhằm tìm kiếm những rào cản trong việc hình thành nhóm nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, bản thân các giảng viên còn xem nhẹ vai trò của làm việc nhóm, chưa có thái độ tích cực cũng như công nhận lợi ích nhóm. Về yếu tố của nhóm thì hiện các giảng viên chưa nắm được mục tiêu của nhóm nghiên cứu cũng như cách thức khi họp nhóm đang là những rào cản chính. Ngoài ra, những khía cạnh về phía nhà trường như cơ sở vật chất, thiếu sự hợp tác với ban ngành, thủ tục hành chính rườm ra, thiếu sự hỗ trợ của quản lý về mặt tài chính cũng là tác nhân cản trở phát triển nhóm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị tại các trường đại học có thể đề xuất thêm những chính sách phát triển nhóm nghiên cứu phù hợp với đơn vị. Từ khóa: Giảng viên, Tây Nguyên, rào cản, nhóm nghiên cứu. 1. Đặt vấn đề khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống còn hạn chế. Sơ kết giữa kỳ chương trình Tây Nguyên 3 vào năm 2014 cho thấy hiện Tây Nguyên hình thành được mạng lưới hơn 600 nhà khoa học chủ nhiệm đề tài và chủ trì đề tài nhánh, tập hợp được hơn cán bộ khoa học điều tra khảo sát. Đây như là điểm sáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại khu vực này. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên năm 2014, toàn vùng Tây Nguyên có 15 phó giáo sư, 103 tiến sĩ, thạc sĩ và người có trình độ đại học (số nhân lực có học hàm, học vị cao phần lớn tập trung ở các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu). Số liệu trên đã khẳng định những nguồn lực đáng quý về đội ngũ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.