Bài viết nhằm công bố một số kết quả điều tra thành phần loài tảo lục thuộc bộ Chlorococcales của ba cửa sông: Hàm Luông, Đại (thuộc sông Tiền) và cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu) trong năm 2009 - 2010. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 THÀNH PHẦN LOÀI TẢO LỤC (BỘ CHLOROCOCCALES) Ở MỘT SỐ CỬA SÔNG THUỘC SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU HỒ SỸ HẠNH Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk VÕ HÀNH Trường Đại học Vinh LÊ VĂN SƠN Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp Trong các ngành tảo thì tảo lục (Chlorophyta) có số lượng loài nhiều nhất, trong đó bộ Chlorococcales có số lượng loài nhiều hơn cả (khoảng 1000 loài) [1]. Chúng có vai trò đ ặc biệt quan trọng đối với sự sống ở các thuỷ vực: là thức ăn sơ cấp cho các động vật thuỷ sinh, một số trong chúng có tác dụng làm sạch môi trường nước và thường được dùng để xử lý nước thải, đồng thời là sinh vật chỉ thị cho môi trường nước,. Ở Việt Nam đã có các đi ều tra, nghiên cứu bộ Chlorococcales nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung [4]. Cho tới nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng các cửa sông của hệ thống sông Mê Kông chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu tảo lục bộ Chlorococcales trong hệ sinh thái vùng cửa sông tại khu vực này là cần thiết. Bài viết nhằm công bố một số kết quả điều tra thành phần loài tảo lục thuộc bộ Chlorococcales của ba cửa sông: Hàm Luông, Đại (thuộc sông Tiền) và cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu) trong năm 2009 - 2010 I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã tiến hành nghiên cứu tại 3 cửa sông: Hàm Luông, Đại (thuộc sông Tiền - tỉnh Bến Tre) và cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu - tỉnh Sóc Trăng). Việc thu mẫu ở 3 cửa sông đều được thực hiện theo 3 mặt cắt (I, II, III) theo hướng tiến dần ra biển cho mỗi cửa sông. Mỗi mặt cắt thu mẫu ở 3 điểm: 2 điểm ở ven bờ và 1 điểm ở giữa dòng và tại mỗi điểm thu 3 mẫu. Mẫu tảo được chúng tôi thu trong 2 đợt: đợt 1 vào tháng 10 năm 2009 (mùa mưa), đợt 2 vào tháng 3 năm 2010 (mùa khô). Mẫu tảo được thu ở tầng mặt (0 - 20 cm) bằng lưới vớt thực vật nổi N0 75, sau đó cho vào lọ và được cố định bằng Formol 4%. Tại phòng thí nghiệm, mẫu tảo được quan sát dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 400 - 600 lần. Các loài được đo .