Bài báo này được hoàn thành dựa trên kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật & các chuyên gia ký sinh trùng thuộc Trường Đại học Thú y và Dược y và Phòng Sinh thái điểu học, Viện Hàn lâm Cộng hòa Séc. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI RẬN LÔNG (CHEWING LICE: PHTHIRAPTERA) TRÊN MỘT SỐ LOÀI CHÀO MÀO (PASSERIFORMES: PYCNONOTIDAE) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG NGUYỄN MẠNH HÙNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Ở Việt Nam, do điều kiện và mục đích đặt ra nên những nghiên cứu về khu hệ ngoại ký sinh chỉ tập trung trên một số đối tượng như gia súc, động vật sống gần người và trên người (Nguyễn Thị Lê và cộng sự, 2008; Phan Tr ọng Cung và Đoàn Văn Thụ, 2001; Phan Trọng Cung và cộng sự, 1977). Nghiên cứu về ngoại ký sinh trên vật chủ là chim chưa được chú trọng mặc dù khu hệ chim Việt Nam rất phong phú, với khoảng 900 loài chiếm 9% tổng số loài trên toàn thế giới (Lepage, 2011). Riêng với bộ chim Sẻ (Passeriformes) thì ở Việt Nam có tới 446 loài (Lepage, 2011; Nguyễn Cử và cộng sự, 2000), 151 loài trong số chúng được ghi nhận là vật chủ của 194 loài rận lông (Phthiraptera) thuộc 11 giống. Họ Chào mào (Pycnonotidae) có 138 loài phân bố ở Cựu lục địa (gồm có châu Phi, Nam Á. Madagascar và một số đảo thuộc phía Tây của Ấn Độ Dương), trong 23 loài phân bố ở Việt Nam thì có 16 loài được biết là vật chủ của 17 loài rận lông thuộc 6 giống (Price et al., 2003; Hellenthal and Price, 2003; Mey, 2004; Sychra et al. 2009). Những kết quả trên được thống kê lại từ nhiều nghiên cứu trước ở các nước xung quanh, nơi có các loài chim này sinh sống (McClure et al., 1973). Ở Việt Nam thì chỉ biết có 2 loài Philopteroides cucphuongensis Mey, 2004 và Brueelia alophoixi Sychra, 2009 ký sinh trên m ột số loài chim thuộc họ Chào mào. Bài báo này được hoàn thành dựa trên kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật & các chuyên gia ký sinh trùng thuộc Trường Đại học Thú y và Dược y và Phòng Sinh thái điểu học, Viện Hàn lâm Cộng hòa Séc. I. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đoàn tiến hành bẫy chim ở 2 điểm nghiên cứu từ ngày mùng 1 đến ngày