Trong quá trình nghiên cứu họ Đỗ quyên ở Việt Nam, chúng tôi đã xác định được hiện nay họ Đỗ quyên ở Việt Nam có 12 chi với khoảng 93 loài. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng khóa định loại các chi thuộc họ Đỗ quyên có ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC CHI THUỘC HỌ ĐỖ QUYÊN (ERICACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Ở Việt Nam, nghiên cứu phân loại họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss. ) từ trước đến nay đáng chú ý nhất là công trình của Paul Dop (1930) trong “Th ực vật chí đại cương Đông Dương” (Flore General de L’Indo-chine). Tác gi ả đã lập khóa định loại và mô tả 9 chi, 54 loài ở Đông Dương, trong đó Việt Nam có 9 chi và 42 loài. Tuy nhiên ông ã xếp đ các chi Agapetes và Vaccinium thành họ Vacciniaceae. Sau công trình này, còn có một số công trình nghiên cứu phân loại họ Đỗ quyên ở Việt Nam, như trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” của Lê Khả Kế và cộng sự (1971), các tác giả đã lập khóa định loại 3 chi, 3 loài. Phạm Hoàng Hộ (1972) trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” cũng lập khóa định loại và mô tả ngắn gọn 7 chi với 31 loài. Cũng tác giả này, năm 1991, trong “ Cây cỏ Việt Nam”, lập khóa định loại và mô tả 11 chi với 75 loài. Công trình này được xuất bản lại vào năm 1999 và năm 2000, tác gi ả sửa chữa và bổ sung khá nhiều, đưa tổng số chi và loài của họ Đỗ quyên ở Việt Nam lên 12 chi và 88 loài. Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác về họ Đỗ quyên, nhưng chỉ ở mức độ nghiên cứu sơ sài, mang tính chất thống kê, chưa đề cập nhiều đến thay đổi về danh pháp của các taxon. Trong quá trình nghiên cứu họ Đỗ quyên ở Việt Nam, chúng tôi đã xác định được hiện nay họ Đỗ quyên ở Việt Nam có 12 chi với khoảng 93 loài. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa định loại các chi thuộc họ Đỗ quyên có ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô của họ Đỗ quyên ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các viện nghiên cứu và trường Đại học như Phòng Tiêu bản thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU); Bảo tàng thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật