Bài viết này giới thiệu đặc điểm hình thái phân loại của Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis dựa trên phân tích các mẫu vật thu được. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI CHÀNG MẪU SƠN HYLARANA MAOSONENSIS Bourret, 1937 (AMPHIBIAN: ANURA) Ở KHU VỰC XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NGUYỄN THỊ LƯƠNG, HOÀNG XUÂN QUANG, ÔNG VĨNH AN Trường Đại học Vinh Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis được Bourret mô ảt lần đầu tiên năm 1937 khi nghiên cứu về lưỡng cư ở Bán đảo Đông Dương, dựa trên mẫu thu ở Mẫu Sơn (), Tam Đảo (900m). Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc [2] ghi nhận thêm phân bố của loài này ở Hòa Bình và Ninh Bình. Thời gian sau đó, nghiên cứu ếch nhái, bò sát được tiến hành ở hầu khắp các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, giới hạn xa nhất về phía Nam của loài từ Ninh Bình trở ra [7]. Trước đây Chàng mẫu sơn được xem là loài đặc hữu của Việt Nam, hiện nay đã xác định có phân bố mở rộng sang Lào [8]. Trong các đợt nghiên cứu khảo sát từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 chúng tôi đã thu được mẫu của loài này tại khu vực xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực có độ cao trung bình trên so với mặt biển, với các dãy núi chạy theo hướng Đông Nam. Phía Nam của khu vực giáp với Lào, dọc theo biên giới có các đỉnh núi cao từ đến , cao nhất là đỉnh Pu Xai Lai Leng ; theo hướng Đông Bắc. Các dãy núi tạo nên hệ thống các khe suối của Nậm Ca Nam đổ vào Nậm Mô (thượng nguồn sông Cả) ở Chiêu Lưu (Tương Dương, Nghệ An). Bài viết này giới thiệu đặc điểm hình thái phân loại của Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis dựa trên phân tích các mẫu vật thu được. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã tiến hành 3 đợt nghiên cứu tại khu vực xã Na Ngoi từ tháng 8/2010 - 2/2011: Đợt I: tháng 8/2010 ở độ cao 989 - ; Đợt II: tháng 11/2010, mẫu thu ở tọa độ 19,243410N, 104,201240E và 19,240130N, 104,208020E, độ cao ; Đợt III: tháng 2 năm 2011, tọa độ 19,244140N, 104,205500E; độ cao . Tổng số có 28 mẫu đã phân tích. Mẫu vật bảo quản và lưu giữ trong cồn 700 tại Phòng Thí nghiệm Động vật, Khoa