Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của quần xã ve giáp ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hoá và so sánh với quần xã ve giáp ở các VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Xuân Sơn (Phú Thọ) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc). | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN (THANH HOÁ), PHONG NHA - KẺ BÀNG (QUẢNG BÌNH) VÀ MỘT SỐ VÙNG LIÊN QUAN VŨ QUANG MẠNH, NGÔ NHƯ HẢI Đại học Sư phạm Hà Nội NGUYỄN HẢI TIẾN Đại học Quảng Bình Quần xã động vật đất có tính đa dạng sinh học cao và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học của hệ sinh thái đất. Trong quần xã đ ộng vật đất, Oribatida (Acari) là một trong những nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) được quan tâm nghiên cứu nhiều do có mật độ lớn, dễ thu bắt hàng loạt và nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống. Chúng là nhóm có tính đa dạng sinh học cao, sống trong đất và các môi trường liên quan, như thảm lá phủ và tán lá rừng, ổ đất treo, dưới lớp vỏ hay trong thảm rêu bám trên thân cây. Oribatida tham gia tích cực trong các quá trình sinh học đất, chỉ thị điều kiện sinh thái môi trường, là véc tơ lan truyền nhiều nhóm ký sinh trùng hay nguồn bệnh. Nghiên cứu và đánh giá cấu trúc và biến đổi của quần xã đ ộng vật đất nói chung và Oribatida nói riêng, như một yếu tố chỉ thị sinh học (Bioindicator) tính chất và diễn thế của hệ sinh thái, có ý nghĩa quan tr ọng làm cơ sở khoa học cho việc khai thác và quản lý bền vững môi trường đất, góp quản lý bền vững tài nguyên môi trường [1, 2, 3]. Vườn Quốc gia Bến En thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Khu hệ động thực vật ở đây phong phú, đa dạng nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến ve giáp ở Vườn Quốc gia Bến En. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của quần xã ve giáp ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hoá và so sánh với quần xã ve giáp ở các VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Xuân Sơn (Phú Thọ) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc). I. MẪU VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực địa và thu mẫu tại VQG. Bến En, tỉnh Thanh Hoá, trong các năm 2008-2009. Mẫu đất được thu từ 3 sinh cảnh đặc trưng là (a) rừng tự nhiên, (b) rừng nhân tác và (c) đất canh .