Kết quả điều tra dơi ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum và Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, tỉnh Quảng Nam

Trong khuôn khổ của Chương trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam và Chương trình Đánh giá tác động của chất độc dioxin, các nghiên cứu về dơi đã được tiến hành ở hai khu vực này. Kết quả điều tra đã bổ sung một số dẫn liệu về thành phần loài dơi ở khu vực nghiên cứu. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DƠI Ở VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY TỈNH KON TUM VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM NGUYỄN TRƯỜNG SƠN, VŨ ĐÌNH THỐNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vườn Quốc gia (VQG) Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum và Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam được biết đến là nơi có tính đa dạng động vật cao. Đặc biệt, hai khu vực này có nhiều loài thú lớn quý hiếm sinh sống; bao gồm: Bò tót, Bò rừng, Chà vá chân đen, Chà vá chân xám, Chà vá chân nâu, Vượn, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài, Hổ, Báo hoa mai, Gấu ngựa, Gấu chó, Nai. Tuy nhiên, các loài thú nhỏ như gặm nhấm, dơi, thú ăn sâu bọ còn ít được quan tâm nghiên cứu ở hai khu vực này từ năm 2008 đến 2010. Vũ Đình Thống và cộng sự (2005) đã công bố 7 loài dơi ghi nhận được ở Chư Mom Ray. Trong khuôn khổ của Chương trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam và Chương trình Đánh giá tác động của chất độc dioxin, các nghiên cứu về dơi đã được tiến hành ở hai khu vực này. Kết quả điều tra đã bổ sung một số dẫn liệu về thành phần loài dơi ở khu vực nghiên cứu. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Quá trình điều tra được thực hiện qua 3 đợt: Từ 20 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 2008; từ 18 tháng 5 đến 30 tháng 5 năm 2009 và từ 22 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2010. Địa điểm thu mẫu dơi bao gồm: Khu vực xã Rờ Kơi và trạm Đắk Tao thuộc vùng lõi của VQG Chư Mom Ray; khu vực các xã Chà Val, xã Tabhinh và xã Long Viên của khu BTTN Sông Thanh. 2. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp thu thập mẫu dơi Sử dụng lưới mờ: Lưới có kích thước khác nhau (6 x 3m, 9 x 3m) đã được đặt ngang qua các đường mòn, suối hay gần vị trí xác định có thể có dơi cư trú như các hang động. Lưới thường được mở từ 18:00 đến 23:00 và 4:00 - 5:00 sáng hôm sau. Bẫy thụ cầm: Có kích cỡ 1,2 m x 1,5 m. Ưu điểm của bẫy thụ cầm là không làm chấn thương dơi. Bẫy được đặt ngang các lối mòn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.