Vị trí phân loại của sa mộc (cunninghamia lanceolata (lamb.) hook., 1827)

Trong báo cáo này tến hành giải mã trình tự gen 18S của Sa mộc và một số loài khác bao gồm: Bách xanh đá vôi (Calocedrus rupestris), Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), các trình tự này đã được đăng ký trên Ngân hàng gen với mã hiệu lần lượt là: EU273292 (Sa mộc), EU273293 (Bách vàng), EU273294 (Bách xanh đá vôi), EU273295 (Pơ mu), EU273296 (Hoàng đàn hữu liên). | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA SA MỘC (CUNNINGHAMIA LANCEOLATA (Lamb.) Hook., 1827) NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG, NGUYỄN VĂN SINH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TRƯƠNG NAM HẢI Viện Công nghệ Sinh học PHAN KẾ LỘC Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN MINH TÂM Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook., 1827) là cây gỗ thường xanh, cao đến 30-35m với đường kính đến 0,7-0,9m, mọc ở độ cao 100-1500m trên mặt biển, trung sinh, sinh trưởng nhanh trên đất còn tầng dầy và ẩm, do riolits, phiến sét và một số loại đá khác phong hóa ra. Lá xếp theo một mặt phẳng ngang, cứng, dai, dài 3 -7cm, rộng 3 -4mm, hình dải, c ó chóp nhọn, mép răng cưa, cong xuống dưới với một dải lỗ khí màu trăng trắng ở mặt dưới lá. Hoa đực xếp cụm 15-20 cái, hình trụ thành đuôi sóc ở ngọn, xếp thành nhóm 5 -6 cái một. Hoa cái hình trứng, đơn hay cụm lại. Nón dài 3-4cm, rộng 3cm ở gốc, vẩy có răng, có chóp hình tam giác, tận cùng thành mũi thon. Hạt hình trái xoan, có cánh hẹp. Loài này ở nước ta có 2 dạng: một dạng mọc tự nhiên và một dạng được nhập từ Trung Quốc vào trồng nhiều ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Theo một số quan điểm phân loại trước đây hai dạng này được coi là hai loài khác nhau: dạng mọc tự nhiên có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, 1908; dạng nhập từ Trung Quốc về trồng có tên khoa học là Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook., 1827. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu dựa vào đặc điểm di truyền gần đây loài Cunninghamia konishii Hayata được nhập vào loài Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook., coi nó ch ỉ như một thứ, Cunninghamia lanceolata var. konishii (Hayata) bên cạnh thứ chuẩn Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. var. lanceolata. Như vậy hiện nay chi Sa mộc chỉ có 1 loài duy nhất là Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây (Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, 1999; Danh lục cây thuốc Việt Nam, 2001

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
100    103    2    13-05-2024
7    72    1    13-05-2024
3    92    4    13-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.