Dự báo áp lực sử dụng đến tài nguyên rừng và giải pháp quản lý rừng bảo tồn dựa vào cộng đồng

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số sử dụng các nhóm tài nguyên rừng của hộ gia đình bao gồm thực vật thân gỗ, lâm sản ngoài gỗ; đồng thời phát hiện khả năng ứng dụng các mô hình quan hệ này cho đánh giá áp lực của nhu cầu sử dụng đến các nhóm tài nguyên bảo tồn, cũng như dự báo diện tích cần thiết cho tổ chức quản lý rừng bảo tồn dựa vào cộng đồng tại một số vườn quốc gia nhằm hướng đến chia sẻ lợi ích và thu hút được sự tham gia có trách nhiệm hơn của người dân trong quản lý bảo tồn; gắn quản lý bảo tồn với phát triển kinh tế vùng đệm. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DỰ BÁO ÁP LỰC SỬ DỤNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BẢO TỒN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CAO THỊ LÝ Trường Đại học Tây Nguyên Hầu hết rừng đặc dụng của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng đều có dân cư sống xung quanh hoặc ngay bên trong diện tích quy hoạch các khu bảo tồn. Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của nhiều cộng đồng dân cư sống gần và xung quanh các khu bảo tồn vẫn tồn tại và khó quản lý nghiêm ngặt. Nếu cứ duy trì kiểu quản lý “nghiêm ngặt” thì rừng bảo tồn càng bị tác động, khó kiểm soát. Hướng giải quyết cần hài hòa giữa nhu cầu, áp lực lên tài nguyên với bảo tồn. Do vậy, cần gắn cộng đồng tham gia quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững một phần tài nguyên rừng, có tổ chức, kiểm soát, chia sẻ lợi ích sẽ đảm bảo bền vững về cả xã hội cũng như bảo tồn. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số sử dụng các nhóm tài nguyên rừng của hộ gia đình bao gồm thực vật thân gỗ, lâm sản ngoài gỗ; đồng thời phát hiện khả năng ứng dụng các mô hình quan hệ này cho đánh giá áp lực của nhu cầu sử dụng đến các nhóm tài nguyên bảo tồn, cũng như dự báo diện tích cần thiết cho tổ chức quản lý rừng bảo tồn dựa vào cộng đồng tại một số vườn quốc gia nhằm hướng đến chia sẻ lợi ích và thu hút được sự tham gia có trách nhiệm hơn của người dân trong quản lý bảo tồn; gắn quản lý bảo tồn với phát triển kinh tế vùng đệm I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu ở 3 vườn quốc gia (VQG) và vùng đệm đại diện cho các hệ sinh thái - nhân văn khác nhau ở Tây Nguyên, bao gồm: VQG Chư Mom Rây (tỉnh Kon Tum), VQG Yok Đôn và VQG Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk). Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn 9 thôn buôn thuộc 8 xã, 3 huyện của 2 tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk. Đây là các địa phương vùng đệm có tác động ở các mức độ khác nhau đến tài nguyên rừng của 3 Vườn Quốc gia: Chư Mom Rây, Yok Đôn và Chư Yang Sin. Thời gian nghiên cứu: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.