Các kết quả nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong báo cáo này trình bày các kết quả đã thu được về tính đa dạng, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên của thảm thực vật ở xã Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT PHỤC HỒI TỰ NHIÊN TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC MA THỊ NGỌC MAI, NGUYỄN VĂN MẠNH, CHU VĂN BẰNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên LÊ ĐỒNG TẤN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giáp ranh với vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Xã Ngọc Thanh có diện tích tự nhiên hơn 7000 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là ha. Phần lớn diện tích đất trong xã trước đây đã từng được che phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, nhưng đến nay chúng đã bị phá hủy và suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi trở thành đất trống trọc hay những trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh mới phục hồi. Thảm thực vật xã Ngọc Thanh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ, giữ nước và là nguồn cung cấp nước cho hồ Đại Lải, đồng thời là một cảnh quan du lịch sinh thái đã được qui hoạch. Vì thế, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là hết sức cần thiết. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng thảm thực vật và đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm mục đích phục hồi rừng. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày các kết quả đã thu được về tính đa dạng, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên của thảm thực vật ở xã Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC). Tuyến điều tra được xác định theo phương pháp điển hình cho từng trạng thái thảm thực vật. Trên tuyến điều tra, thống kê tất cả cây gỗ có đường kính (d) lớn hơn 5 cm trong phạm vi 4 m; cây có d < 5 cm trong phạm vi 2 m; cây thân thảo và thảm tươi trong phạm vi 1 m ở hai bên tuyến. OTC có diện tích 400 m2 (20 x 20 m) và 2000 m2 (40 x 50 m) tùy thuộc vào từng trạng thái thảm thực vật. Tên loài cây được xác định theo Phạm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.