Đa dạng sinh học và tình trạng bảo tồn của khu hệ dơi tại Vườn Quốc gia Pù Mát

Nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống về tình hình bảo tồn tại Pù Mát mặc dù nhiều loài dơi vẫn bị người dân địa phương đánh bẫy để làm thức ăn hoặc bị mất môi trường sống do các hoạt động khai thác của con người (Hayes và Howard, 2001; Hendrichsen và các cộng sự, 2001). Việc bảo tồn các loài dơi và sinh c ảnh sống của các loài có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Pù Mát | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA KHU HỆ DƠI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT LÊ ĐỨC MINH, NGUYỄN MẠNH HÀ Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vùng Đông Nam Á là nơi có đa dạng về khu hệ dơi cao với khoảng 330 loài chiếm khoảng 30% số lượng loài dơi đã ghi nhận được trên thế giới (Simmons, 2005; Kingston, 2010). Khu vực này cũng là nơi có nhiều loài mới được ghi nhận và mô tả trong những năm gần đây, ít nhất 10 loài mới đã được mô tả từ năm 2005 (Kingston, 2010; Kruskop và Eger, 2008). Mặt khác, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng là nơi có nhiều mối đe dọa gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung và sự tồn tại của các loài dơi nói riêng (Sodhi và Brook, 2006; Kingston, 2010). Việt Nam là một nước có khu hệ dơi đa dạng vì sở hữu nhiều khu rừng nhiệt đới và vùng núi đá vôi là nơi cư trú ưa thích ủa c nhiều nhóm động vật này. Cho tới năm 2004, thành phần loài dơi được ghi nhận ở Việt Nam là 107 loài, chiếm khoảng 9% tổng số các loài dơi ghi nhận được trên thế giới (Vũ Đình Thống và cộng sự , 2004). Sau thống kê của Vũ Đình Thống và cộng sự (2004), các nghiên cứu về dơi vẫn được tiếp tục và nhiều loài mới đã được bổ sung cho khu hệ dơi của Việt Nam và trên thế giới như: Dơi Kerivoula kachinensis Vu et al., 2006; Dơi Murina tiensa Csorba et al., 2007; Dơi Kerivoula titania Bates et al., 2007; Dơi Murina harpioloides Kruskop and Eger, 2008; Dơi Myotis phanluongi Borisenko et al., 2008; Dơi Murina eleryi Furey et al., 2009. Đa phần các loài mới này được ghi nhận ở các hệ sinh thái núi đá vôi miền Bắc và miền Trung. Một số vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) trong nước nơi có các sinh cảnh núi đá vôi thường có nhiều loài dơi cư trú. Theo những nghiên cứu trước đây, Vườn Quốc gia Pù Mát (39 loài), Vườn Quốc gia Cúc Phương (38 loài), Khu Bảo tồn t hiên nhiên Na Hang (36 loài), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ (33 loài) hiện là

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.