Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần và cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố của bộ Phù du (Ephemeroptera) ở vùng Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI PHÙ DU (INSECTA: EPHEMEROPTERA) Ở VÙNG HẢI VÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ TRỌNG SƠN, HOÀNG ĐÌNH TRUNG, TĂNG THỊ HƯƠNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Núi Bạch Mã - Hải Vân, nằm ở khu vực Trung Trường Sơn trên dải núi Tây Đông từ biên giới Việt - Lào, gặp biển Đông tại đèo Hải Vân. Đây là dãy núi tạo nên sự gián đoạn của dải đồng bằng ven biển miền Trung và hình thành nên một ranh giới địa sinh vật giữa khu hệ động, thực vật miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Hải Vân là vùng có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, từ đầm phá ven biển đến rừng núi, thêm vào đó đây là ranh giới địa sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam nên khu hệ động vật rất đặc trưng. Do địa hình kiến tạo với độ dốc cao nên vùng Bạch Mã - Hải Vân có nhiều hệ thống suối với hệ động vật thủy sinh rất phong phú và đa dạng. Côn trùng ở nước đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái các thủy vực nước ngọt đặc biệt là các thủy vực dạng suối. Theo đó, côn trùng ở nước là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của động vật thủy sinh: Chúng vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 vừa là nguồn thức ăn cho nhiều loài cá và động vật có xương sống cỡ lớn khác. Bộ Phù du (Ephemeroptera) có khoảng 3000 loài được mô tả thuộc 375 giống và 37 họ. Khu hệ côn trùng bộ Phù du (Ephemeroptera) ở Đông Nam Á chưa được nghiên cứu đầy đủ như các đối tượng động vật bậc cao khác. Đã có một số công trình nghiên cứu về Phù du (Ephemeroptera) ở những vùng khác nhau ở Việt Nam (Nguyen ., 2003; Nguyen al., 2001; 2003a,b; 2004a,b,c; 2008; Sang . et al., 2008). Vùng phân bố của các loài thuộc bộ này rất rộng, từ những thuỷ vực suối cao cho tới sông ngòi, ao, hồ. Thức ăn chủ yếu của ấu trùng là tảo bám đá, mùn bã hữu cơ, chỉ một vài nhóm ăn thịt. Phù du (Ephemeroptera) sống hầu hết ở các loại suối, có nhiều loài nhạy cảm với thay đổi môi trường sống và sự ô nhiễm, do vậy .