Kết quả khảo sát thú tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực địa trong các năm 2008-2010, chúng tôi đã tổng hợp phân tích và đưa ra kết quả đánh giá về khu hệ thú tại Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ, TỈNH BẮC KẠN TRẦN THỊ VIỆT THANH , ĐỖ VĂN TRƯỜNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam HOÀNG ANH TUẤN Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ CAO QUỐC TRỊ Thảo cầm viên Sài Gòn Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Kim Hỷ nằm trên địa bàn 2 huyện vùng cao Na Rì và Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn, diện tích ha, vị trí địa lý: 22º11' đến 22º14' B, 106º02' đến 106º06' Đ. Đa dạng sinh học và tài nguyên động vật tại khu vực này còn ít được nghiên cứu. Gần đây một số dự án về điều tra dơi, linh trưởng của một số tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF). được thực hiện. Dựa trên các kết quả đã công bố và các kết quả nghiên cứu thực địa trong các năm 2008-2010, chúng tôi đã tổng hợp phân tích và đưa ra kết quả đánh giá về khu hệ thú tại Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm 2008-2010 với 8 đợt khảo sát. Khảo sát theo tuyến, mối tuyến 3-5 km tùy thuộc địa hình và sinh cảnh. Thời gian khảo sát khoảng 150 ngày: 628/6/2008, 2-21/11/2008, 10-30/3/2009, 2-15/8/2009, 1-25/10/2009, 14-26/12/2009, 1/325/3/2010, 2/6-12/6/2010. Các tuyến trên thực địa được chúng tôi tiến hành theo các dạng sinh cảnh chính của Khu Bảo tồn (Bảng 1). Người khảo sát đi bộ dọc tuyến với tốc độ chậm, chú ý quan sát (bằng mắt thường và ống nhòm) để phát hiện dấu vết thú để lại trên cây hoặc trên mặt đất như mẫu lông, dấu chân, thức ăn thừa, vết cào. ghi phiếu điều tra, chụp ảnh, đánh dấu trên bản đồ, định vị bằng GPS. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về kết quả điều tra khu hệ động vật của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Phỏng vấn lãnh đạo Khu BTTN, dân địa phương, thợ săn, các cán bộ kiểm lâm địa bàn. Phỏng vấn gồm các bước sau: (1) Thu thập thông tin từ dân địa phương, các cán bộ bảo vệ rừng, thợ săn trong khu vực nghiên cứu khi họ đi kiểm tra

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.