Nghiên cứu vi sinh vật biển chủ yếu sử dụng các phương pháp truy ền thốngvà tập trung vào một số nhóm VK chủ yếu như: VK phân hủy dầu, VK hiếu khí tổng số, VK Vibrio [1, 10, 11, 12, 13]. Sử dụng phương pháp hiện đại trong nghiên cứu vi sinh vật biển còn rất ít. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 VI KHUẨN, VI RÚT NỔI TỔNG SỐ Ở MỘT SỐ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM PHẠM THẾ THƯ, TRỊNH VĂN QUẢNG, CHU VĂN THUỘC Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Vi khuẩn (VK) đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các chất và năng lượng của hệ sinh thái (HST), đóng chốt ở nấc thang cuối của chuỗi thức ăn giúp khép kín các chu trình vật chất quan trọng trong tự nhiên (C, N, P, S, Si ). Vi khuẩn và vi rút (VR) phân bố rộng khắp trong các môi trường tự nhiên và sinh vật, đặc biệt vi rút biển đã được công nhận là sinh vật phân bố rộng với số lượng lớn nhất trong các hệ sinh thái thủy vực [9]. VK còn tham gia các quá trình tổng hợp và phân giải các chất ô nhiễm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự làm sạch của các HST thủy vực. Nhưng VK và VR cũng là một nguyên nhân gây bệnh và gây chết cho các quần thể sinh vật chủ, làm ảnh hưởng tới sự đa dạng di truyền, tiến hóa của các quần thể vật chủ, thải vào môi trường các chất độc hại [15] làm suy giảm nguồn lợi, đa dạng s inh học, mất cân bằng sinh thái và gây nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho động thực vật và con người [7]. Ở Việt Nam, cho tới nay nghiên cứu về quần xã vi khuẩn (QXVK) nói chung và QXVK biển nói riêng chưa đư ợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên c ứu nào về sinh thái vi rút biển. Các nghiên cứu vi sinh vật biển chủ yếu sử dụng các phương pháp truy ền thống và tập trung vào một số nhóm VK chủ yếu như: VK phân hủy dầu, VK hiếu khí tổng số, VK Vibrio [1, 10, 11, 12, 13]. Sử dụng phương pháp hiện đại trong nghiên cứu vi sinh vật biển còn rất ít. Quần xã vi rút và vi khuẩn có mối tương quan, tương tác chặt chẽ với nhau, với các tế bào vật chủ và các yếu tố môi trường trong chức năng và cấu trúc của các HST. Do vậy, trong nội dung nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu cấu trúc và biến động quần xã vi rút và vi khuẩn nổi trong môi trường ven biển phía Bắc Việt Nam.’’ thì nội dung nghiên cứu về VK và VR nổi đã được đặt ra. Trong