Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở Vườn Quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cá và hiện trạng nghề cá ở VQG Yok Don nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học góp phần bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học về cá ở đây. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỢI CÁ Ở VƯỜN QUỐC GIA YOK DON, TỈNH ĐẮK LẮK THÁI NGỌC TRÍ, HOÀNG ĐỨC ĐẠT Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh Vườn Quốc gia (VQG) Yok Don có diện tích ha, tọa độ 12 o45’ - 13o10’ độ vĩ Bắc 107 29’30” - 107o48’30” độ kinh Đông. Sông Srêpok chảy qua Vườn với chiều dài khoảng 60 km. Sông Srêpok là một phụ lưu của trung lưu sông Mê Kông. Trong Vườn có nhiều suối và các khu vực trũng ngập theo mùa. Vào mùa khô, một số suối như Dak Ken, Dak Tol, Dak M’Brê còn rất ít nước hoặc khô cạn, tuy nhiên có suối vẫn có nước quanh năm như suối Dak Dam. Hầu hết các suối trong VQG Yok Don đều thông với sông Srêpok. Các suối có đáy là cát, sỏi và đá tảng. Vào mùa khô, đa số các suối đều khô hoặc còn nước rất ít và gián đoạn thành từng vũng nước nhỏ. Về mùa mưa, nhất là lúc nước lũ ở tất cả các suối mực nước dâng cao, chảy xiết, các vùng trũng và đất thấp trở thành vùng bán ngập rộng lớn dưới tán rừng. Các khu vực khảo sát có sinh cảnh kiểu rừng khô rụng lá hỗn giao, rừng tre nứa và rừng ven sông suối. Tuy nhiên, tại các khu vực khảo sát ở các suối Dak Ken, Dak Tol và Dak M’Brê kiểu rừng khô rụng lá hỗn giao chiếm ưu thế, còn khu vực suối Dak Dam kiểu rừng ven sông suối chiếm ưu thế. o Hệ thống suối và vùng bán ngập trong rừng của VQG Yok Don là hệ sinh thái thủy vực đặc thù, có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học thủy sinh vật của sông Mê Kông ở phần trung lưu. Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên cứu đa dạng sinh học thủy sinh vật ở khu vực này. Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cá và hiện trạng nghề cá ở VQG Yok Don nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học góp phần bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh h ọc về cá ở đây. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Ngoài thực địa Phỏng vấn thu thập thông tin từ các người đánh bắt và mua bán cá, các chợ trong vùng và những vùng lân cận, các cán bộ phòng kỹ thuật, cán bộ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.