So sánh sự đa dạng về vi khuẩn hiếu khí sinh nội bào tử tại rừng Quốc gia Hoàng Liên và các vùng đất nông nghiệp lân cận

Nghiên cứu này đánh giá khái quát sự đa dạng về thành phần loài vi khuẩn HKSNBT ở hệ sinh thái đất rừng Hoàng Liên và hệ sinh thái đất nông nghiệp xung quanh rừng. Bước đầu xác định mối liên quan của hệ vi khuẩn HKSNBT giữa hai hệ sinh thái này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 SO SÁNH SỰ ĐA DẠNG VỀ VI KHUẨN HIẾU KHÍ SINH NỘI BÀO TỬ TẠI RỪNG QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VÀ CÁC VÙNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP LÂN CẬN TRỊNH THÀNH TRUNG, NGUYỄN THỊ THU THỦY, NGUYỄN MẠNH HÙNG, ĐÀO THỊ LƯƠNG, DƯƠNG VĂN HỢP Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội Vi khuẩn hiếu khí sinh nội bào tử (HKSNBT) là một nhóm lớn gồm nhiều loài có khả năng sinh nội bào tử - một dạng thích nghi của tế bào để chống lại các điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống như khô, nóng, thiếu dinh dưỡng. Nhóm vi khuẩn này phân bố rộng rãi trong các hệ sinh thái, từ trên cạn đến dưới nước, từ nước ngọt đến nước biển, từ vùng ven bờ đến đáy các đại dương [14]. Trước đây, vi khuẩn HKSNBT thường được biết đến như là các loài thuộc chi Bacillus. Năm 1991, Ash và cs. đã đặt nền móng thiết lập khóa phân loại hiện đại cho nhóm vi khuẩn này dựa trên trình tự gen mã hóa riboxôm 16S [1]. Cùng với những ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong công tác phân loại vi sinh vật và việc mở rộng nghiên cứu các khu hệ sinh thái đặc biệt, rất nhiều loài vi khuẩn HKSNBT đã được mô tả [11]. Đến nay, vi khuẩn HKSNBT được xác định là nhóm Bacillus sensu lato gồm 37 chi nằm trong 3 họ khác nhau là Bacillaceae, Paenibacillaceae và Alicyclobacillaceae, trong đó Bacillus chỉ là một chi được gọi là nhóm Bacillus sensu stricto [5]. Các nghiên cứu về vi khuẩn HKSNBT tăng lên đáng kể trong những năm gần đây dẫn đến sự gia tăng đột biến về số lượng loài làm thay đổi nhanh chóng hệ thống phân loại của nhóm vi khuẩn này. Bên cạnh đó, việc phát hiện những chủng và loài vi khuẩn mới cũng góp phần tìm ra tiềm năng mới của vi khuẩn HKSNBT, trong đó có các sản phẩm trao đổi chất bậc hai [6, 12]. Sa Pa có Rừng Quốc gia Hoàng Liên là rừng nguyên sinh còn đư ợc bảo tồn khá tốt về đa dạng sinh học. Xung quanh rừng là ruộng nương, là kết quả của việc khai phá rừng nguyên sinh tự nhiên thành đất canh tác. Quá trình chuyển đổi đất này cũng làm thay .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.