Trong bài báo này sẽ giới thiệu thành phần loài, biến động số lượng cá thể theo mùa và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của quần xã giun đất ở khu vực này. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ THEO MÙA CỦA QUẦN XÃ GIUN ĐẤT Ở QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NGUYỄN THANH TÙNG, HUỲNH THỊ HỒNG DIỆU Trường Đại học Cần Thơ Giun đất được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp và y học như tham gia vào việc hình thành lớp đất trồng, tạo độ thoáng cho đất, bổ sung nguồn đạm cho vật nuôi, làm thuốc chữa một số bệnh, là sinh vật chỉ thị môi trường và tính chất đất. Tuy nhiên, giun đất còn là vật chủ trung gian truyền bệnh cho người và vật nuôi. Việc nghiên cứu giun đất ở khu vực Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn hạn chế. Cho đến nay, quận Cái Răng - thành phố Cần Thơ vẫn chưa có bất kỳ dẫn liệu nào về giun đất. Trong bài báo này sẽ giới thiệu thành phần loài, biến động số lượng cá thể theo mùa và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của quần xã giun đất ở khu vực này. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian thu mẫu được tiến hành vào các tháng 09, 10 và 12/2010, tháng 01 và 02/2011 ở 7 điểm thuộc quận Cái Răng thành phố Cần Thơ (Hình 1). Giun đất được thu theo các sinh cảnh: Bãi hoang, bờ đường, vườn cây ngắn ngày, vườn cây lâu năm và cạnh mép nước. Mẫu định lượng được thu theo phương pháp của Ghiliarov (1975), trong các hố đào có kích thước 50 cm x 50 cm (= 0,25 m 2), thu theo lớp đất dày 10 cm cho đến khi không gặp giun nữa. Hình 1: Các mẫu giun đất Kết quả của bài báo được xây dựng trên ở quận Cái Răng, Cần Thơ cơ sở phân tích cá thể với trọng lượng 994,95g của 165 hố định lượng. Các hóa chất được dùng để xử lý mẫu: Nước sạch, dung dịch Formol có nồng độ 2% và 4%. Các dụng cụ như: Len đào đất, túi vải, kính lúp, cân điện tử với độ chính xác 0,01g, Mẫu nghiên cứu được lưu trữ tại Phòng Thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu được định loại theo các tài liệu của Thái Trần Bái [5], Gates [3], Blakemore [1]. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài giun đất ở