Nội dung bài viết trình bày một số kết quả điều tra, phân tích tính đa dạng và mối quan hệ về thành phần loài các hệ thực vật tự nhiên ở các đảo vịnh Bắc Bộ. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁC HỆ THỰC VẬT TỰ NHIÊN Ở CÁC ĐẢO VỊNH BẮC BỘ NGUYỄN HỮU TỨ, VŨ ANH TÀI Viện Địa lý Do diện t ích các đảo nhỏ , tài nguyên thực vật hạn hẹp , phương tiện giao thông khó khăn , việc nghiên cứu thực vật trên các đảo còn sơ lược : Thống kê thành phần loài , mô tả sơ lược thảm thực vật . Để có thể dần xác định được đặc điể m của thực vật trên các đảo của Việt Nam , dựa vào các tài liệu đã công bố cũng như các kết quả khảo sát , bước đầu chúng tôi phân tích tính đa dạng , mối quan hệ về thành phần loài của một số đảo thuộc vịnh Bắc Bộ . Các đảo nghiên cứu gồm Cát Bà , các đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long ; cụm đảo Cô Tô , Ngọc Vừng, Ba Mùn, Trần, Bạch Long Vỹ. Việc nghiên cứu tính đa dạng cũng như mối quan hệ về thành phần loài thực vật của các đảo trước đây rất hạn chế, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê thành phần loài của từng đảo riêng biệt phục vụ mục đích quy hoạch, phát triển kinh tế và bảo tồn. Các đảo vịnh Bắc Bộ lớn có đảo Cát Bà (144km2, đảo chính 100km2), trung bình có đ ảo Ba Mùn (20,9km2), Thanh Lân (thuộc quần đảo Cô Tô, 16,8km2), Cô Tô (15,6km2), Ngọc Vừng (13,6 km2) và các đảo nhỏ như Trần (4,5km2), Bạch Long Vỹ (3,5km2) và hàng trăm đảo nhỏ, rất nhỏ thuộc Hạ Long và xung quanh đảo chính Cát Bà. Về sinh khí hậu, các đảo gần bờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chế độ nhiệt hơi thiên về á nhiệt đới, lượng ẩm không thực sự lớn và đều quanh năm , khí hậu không thực sự thuận lợi cho các loài thực vật ưa nóng , ẩm phát triển nhất là các đảo nhỏ và xa bờ. Về mặt lịch sử địa chất, đại đa số các đảo vùng H ải Phòng, Quảng Ninh chỉ tách ra khỏi đất liền vào thời kỳ biển tiến sau khi hạ thấp tới mức -23m vào 8000 năm trước; còn các đảo .