Với hệ thực vật đa dạng phong phú và đặc hữu như vậy , hứa hẹn sự đa dạng và xuất hiện nhiều loài nấm nội sinh mới . Trong nghiên cứu này tiến hành phân lập nấm nội sinh từ 9 mẫu lá Vườn Quốc gia Cát Tiên và phân loại dựa vào phân tích trình tự rDNA 28S đoạn D1D2. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NẤM NỘI SINH PHÂN LẬP TỪ LÁ CÂY LẤY TRONG RỪNG QUỐC GIA CÁT TIÊN LÊ THỊ HOÀNG YẾN, DƯƠNG VĂN HỢP Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội YASUHISA TSURUMI, KASUHIKO ANDO Viện Công nghệ và Thẩm định Quốc gia Nhật Bản Nấm nội sinh thực vật là loài nấm tồn tại trong các bộ phận khác nhau của cây như thân, lá rễ, cành,. mà không gây ra bất kỳ một triệu chứng nhiễm bệnh bên ngoài nào, trừ khi cây chủ đang trong tình trạng không thuận lợi. Nấm nội sinh và cây chủ tạo nên một mối quan hệ có lợi cho nhau; cây chủ nuôi và làm nơi trú ngụ cho nấm nội sinh, còn nấm nội sinh lại giúp cây chống lại sâu bệnh, sức nóng và hạn hán. Do có nhiều ứng dụng trong dược phẩm, như khả năng sinh ra các hợp chất chống oxy hóa, hợp chất chống ung thư, chống đái tháo đường, tăng cường miễn dịch,. mà nấm nội sinh đang ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng sinh học nhất trên đất liền. Chúng bao phủ chỉ 1,44% bề mặt đất, nhưng lại chứa đựng hơn 60% đa dạng sinh học của thế giới. Người ta cho rằng những vùng có các loài thực vật đặc hữu thì cũng sở hữu các loài vi sinh vật nội sinh đặc hữu. Vì vậy đây là nơi cung cấp các cấu trúc phân tử mới và các chất có hoạt tính sinh học. Rừng Quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc. Đặc trưng của Vườn Quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Vườn Quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận hơn loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus) Với hệ thực vật đa dạng phong phú và đặc hữu như vậy , hứa hẹn sự đa dạng và xuất hiện nhiều loài nấm nội sinh mới . Trong nghiên cứu này chúng