Điều tra về thành phần loài và dạng sống của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Bài viết bước đầu nghiên cứu về cây thức ăn cho đại gia súc (CTĂGS) tại xã Phú Đình, huy ện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm khắc phục tình trạng này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐIỀU TRA VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DẠNG SỐNG CỦA CÂY THỨC ĂN CHO ĐẠI GIA SÚC TẠI XÃ PHÚ ĐÌNH, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN NGUYỄN ANH HÙNG, ĐỖ NHƯ TIẾN, PHẠM THÁI THÁI Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên TRẦN ĐÌNH LÝ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật LÊ ĐỒNG TẤN Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Bắc Chăn nuôi đại gia súc là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Sản phẩm của ngành chăn nuôi này rất đa dạng, bao gồm: Thịt, sữa, lông, da, sức cầy kéo và phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chăn nuôi đại gia súc của nước ta vẫn còn phát triển chậm. Sở dĩ như vậy là do tình trạng chăn nuôi vẫn ở nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, chăn thả rông. Một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi là nguồn thức ăn. Vì v ậy, tập quán thả rông gia súc của đồng bào miền núi đã không mang lại hiệu quả cao đồng thời còn gây ra ảnh hưởng đến các thảm thực vật rừng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã bư ớc đầu nghiên cứu về cây thức ăn cho đại gia súc (CTĂGS) tại xã Phú Đình, huy ện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm khắc phục tình trạng này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Các loài CTĂGS ở xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra ngoài thực địa: Chúng tôi sử dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [3] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), cụ thể: Dựa vào bản đồ khu vực nghiên cứu, xác định các vùng nghiên cứu chính cần điều tra, đánh giá và thu thập mẫu. Trên cơ sở đó, chúng tôi lập tuyến điều tra đi qua tất cả các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật để tiến hành quan sát, ghi chép và lập các ô tiêu chuẩn. Tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập các mẫu thực vật. Phân tích mẫu thực vật: Xác định tên khoa học, tên địa phương của các mẫu theo các tài liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1993), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005) sau đó đối chiếu với các tài liệu của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.