Việc nghiên cứu quá trình tạo màng BC, xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý và bảo quản, sản xuất, ứng dụng điều trị bỏng đang là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN C ỨU XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MÀNG BACTERIAL CELLULOSE (BC) TỪ CHỦNG VI KHUẨN ACETOBACTER XYLINUM LÔ THỊ BẢO KHÁNH, DƯƠNG MINH LAM Đại học Sư phạm Hà Nội ĐINH THỊ KIM NHUNG Đại học Sư phạm Hà Nội 2 NGUYỄN THỊ THÙY VÂN Học viện Cảnh sát Nhân dân Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài làm tổn thương da, trường hợp bỏng nặng có thể còn gây rối loạn nội tạng, để lại di chứng nặng đến khả năng vận động, thẩm mĩ và sức khoẻ của người bệnh. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về điều trị bỏng, một trong những hướng nghiên cứu điều trị bỏng đang được quan tâm là sử dụng màng sinh học điều trị bỏng từ vi khuẩn có tên gọi Bacterial Cellulose (BC). Màng sinh học BC cấu tạo bởi những chuỗi polymer 1,4 - glucopyranose mạch thẳng được tổng hợp từ một số loài vi khuẩn, đặc biệt là chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum có kh ả năng tổng hợp cellulose hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, hầu hết các loại màng đắp lên vết thương hở để điều trị bỏng phải nhập ngoại với giá thành cao. Trong khi đó, màng sinh học BC có thể sản xuất trong nước bằng phương pháp lên men ừt vi khuẩn Acetobacter xylinum trong môi trường lỏng. Việc nghiên cứu quá trình tạo màng BC, xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý và bảo quản, sản xuất, ứng dụng điều trị bỏng đang là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN2 nhận được từ Bộ môn Công nghệ sinh học - Vi sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Động vật thử nghiệm là thỏ nhà khoẻ mạnh, trọng lượng từ 1,5 - 2 kg đã ổn định về các chỉ tiêu sinh lý. Các môi trường giữ giống (MT1), nhân giống (MT2), lên men và môi trường nuôi cấy vi sinh vật kiểm định. Sử dụng các phương pháp vi sinh như lên menạot mà ng, quan sát ết bào bằng nhuộm Gram, xác định số lượng tế bào vi sinh vật (đếm khuẩn lạc, xác định số lượng vi sinh vật bằng đo OD.) và phương pháp bảo quản chủng giống. Quan sát cấu trúc màng dưới kinh hiển vi .