Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia L. f.) ở Việt Nam là vấn đề mang tính thời sự và khoa học hiện nay. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI TRẮC (DALBERGIA L.) Ở VIỆT NAM PHẠM THANH LOAN Trường Đại học Hùng Vương TRẦN HUY THÁI, TRẦN THẾ BÁCH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Chi Trắc (Dalbergia L. f.) là một trong những chi lớn có số loài phong phú và đa dạng của họ Đậu (Fabaceae) gồm khoảng 27 loài ở Việt Nam Từ trước đến nay, ở nước ta thường chỉ mới chú ý tới một số loài cho gỗ quý như: Trắc (D. cochinchinensis Pierre), Cẩm lai (D. oliveri Gamble ex Prain), Sưa (D. tonkinensis Prain.). nhưng ít quan tâm tới những loài cây gỗ nhỏ, cây bụi hoặc dây leo gỗ của cả chi Rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như dalbergion, dalbergichinol, các reoflavanoid, triterpenoid glycosid. ãđ đư ợc tách chiết từ các loài thuộc chi Trắc. Các loài trong chi Trắc (Dalbergia) là nguồn tài nguyên quý; nhưng đến nay những hiểu biết về chi này hầu như chưa có gì về cả sinh học cũng như về hóa học. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia L. f.) ở Việt Nam là vấn đề mang tính thời sự và khoa học hiện nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Là một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) của họ Đậu (Fabaceae) tại một số tỉnh ở Việt Nam như Tuyên Quang (Na Hang), Thái Nguyên (Đồng Hỷ), Hà Giang (Bắc Mê, Vị Xuyên, Quản Bạ), Quảng Ninh, Nghệ An (Nghĩa Đàn), Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về sinh học: Điều tra khảo sát sự phân bố, sơ bộ ước tính trữ lượng tự nhiên của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) theo tuyến, ô tiêu chuẩn, thu mẫu tiêu bản, mẫu phân tích hoá và thử hoạt tính sinh học. Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hom cành và bằng hạt, nhằm phát triển gây trồng những loài trên để tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng ổn định, điều tra thu thập tri thức bản địa trong nhân dân về