Đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của bưởi Thanh trà (citrus grandis (l.) osbeck) tại các vùng khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong nghiên cứu này tiếp tục đánh giá các đặc điểm hình thái, sinh lý và hóa sinh của bưởi Thanh trà trên diện rộng để đánh giá chính xác hơn đa dạng sinh học của chúng và làm cơ sở cho việc chọn giống bưởi Thanh trà sau này. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) Osbeck) TẠI CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG TẤN QUẢNG, PHẠM THỊ THANH PHƯỢNG, NGUYỄN VĂN TRUNG, TRƯƠNG THỊ BÍCH PHƯỢNG, NGUYỄN HOÀNG LỘC Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế Bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L.) Osbeck) là loài cây ăn quả đặc sản, có hương vị và phẩm vị đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao của Thừa Thiên Huế. Hiện nay, tổng diện tích trồng giống bưởi này ở Thừa Thiên Huế khoảng ha, tập trung chủ yếu ở các vùng phù sa ven sông, đặc biệt là ven sông Hương (chiếm 48,5%), sông Bồ (khoảng 28%), sông Ô Lâu (khoảng 18%), sông Truồi (khoảng 2,6%) và rải rác ở một số nơi khác. Tuy nhiên, sự biến dị về mặt hình thái ở bưởi Thanh trà giữa các vùng khác nhau rất lớn, độ đồng nhất của giống thấp, có nhiều dạng kiểu hình mới xuất hiện làm giảm chất lượng của quả. Ở các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã xác định sự đa dạng di truyền của bưởi Thanh trà của các vùng khác nhau ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến dị di truyền xảy ra mạnh trong qu ần thể bưởi Thanh trà, ít khi tìm thấy hai cá thể giống nhau hoàn toàn. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục đánh giá các đặc điểm hình thái, sinh lý và hóa sinh của bưởi Thanh trà trên diện rộng để đánh giá chính xác hơn đa dạng sinh học của chúng và làm cơ sở cho việc chọn giống bưởi Thanh trà sau này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Điều tra, tuyển chọn nguyên liệu Hình 1: Vị trí các địa điểm thu mẫu Bưởi Thanh trà được thu thập từ các hộ gia đình (lựa chọn ngẫu nhiên ) trong vùng nghiên cứu. Tại mỗi hộ gia đình, chọn 3 cây (có độ tuổi từ 6-10) ở 3 vị trí khác nhau trong vườn . Các địa điểm nghiên cứu là vùng Thủy Biều (TBU, bao gồm Trung Thượng và Lương Quán), Kim Long (KLO) và Hương Long (HL) thu ộc thành phố Huế; Dương Hòa (DH) và Thủy Bằng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.