Việc nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân trong việc sử dụng rau rừng là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với khu vực miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG SỬ DỤNG RAU RỪNG TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI HOÀNG VĂN SÂM, NGUYỄN THỊ LƯƠNG Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Đối với hàng triệu người dân nghèo ở miền núi Việt Nam, rừng là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng để sinh tồn và phát triển. Trải qua quá trình lịch sử sống dựa vào rừng, người dân đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng thực vật tạo nên bản sắc văn hóa và kinh nghiệm riêng của dân tộc mình. Nhiều loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm rau ăn, trong đó có những loài không chỉ có giá trị cao về dinh dưỡng mà còn là vị thuốc trong chữa trị bệnh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho lượng rau sạch, rau an toàn ngày càng giảm. Do vậy rau rừng ngày càng được sử dụng nhiều hơn, một số loài đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng như rau Sắng, Bò khai, Rau rớn. Bên cạnh đó việc suy thoái tài nguyên rừng kéo theo đó là sự suy giảm của rau rừng. Một khi tài nguyên bị suy thoái thì những kiến thức bản địa của người dân trong việc sử dụng rau rừng cũng bị mai một không ít được lưu truyền. Do đó việc nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân trong việc sử dụng rau rừng là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với khu vực miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Điều tra thực địa: Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa cùng với người dân địa phương trên địa bàn 2 xã Bản Khoang, Bản Hồ và thị trấn Sa Pa kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 01. Biểu 01: Biểu điều tra tuyến Tên tuyến: từ đến . Ngày điều tra: Người điều tra Người dẫn đường: Dân tộc Đặc điểm tuyến: TT Tên Thông thường Tên địa phương Dạng sống Sinh cảnh Bộ phận Mùa Cách sử dụng thu hái chế biến Ghi chú * Phỏng vấn người dân địa .