Hiện trạng tài nguyên thực vật ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về tài nguyên thực vật góp phần kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp huyện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và khai thác bền vững. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT Ở BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG VĂN SƠN Viện Sinh học Nhiệt đới TRẦN HỢP Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, ngay từ thời tiền sử con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội hiện đại thì giá trị của thực vật càng trở nên quan trọng hơn, được xem như là một nguồn tài nguyên quí từ thiên nhiên ban tặng, nó không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu có giá trị về mặt vật chất mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai và xử lý môi trường. Bình Chánh là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây - Tây Nam của Tp. Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lí từ 102 o27’38” đến 10o52’30” vĩ độ Bắc và 106o27’51” đến 106o42’00” kinh độ Đông, gồm 15 xã và một thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Đây là huyện có địa hình thấp và có hệ thực vật đặc trưng cho hệ sinh thái úng phèn. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về tài nguyên thực vật góp phần kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp huyện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và khai thác bền vững. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tập hợp, phân tích và kế thừa có chọn lọc các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu. Điều tra thực địa: Xác định điểm và tuyến nghiên cứu đại diện trong khu vực nghiên cứu cho việc thu mẫu và xác định tên khoa học. Trong phòng thí nghiệm: Việc xác định tên khoa học của thực vật bằng phương pháp hình thái so sánh với các sách chuyên ngành và đối chiếu với một số mẫu chuẩn đang được lưu giữ ở Bảo tàng Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới; việc xác định thông tin của các loài về dạng sống, công dụng và tình trạng bảo tồn dựa trên các tài liệu. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài Qua kết quả phân tích chúng tôi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.