Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu loài Mò giấy (Litsea monopetala (Roxb.) Pers.) phân bố ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TINH DẦU LÁ CÂY MÒ GIẤY (LITSEA MONOPETALA (Roxb.) Pers.) Ở VIỆT NAM LÊ CÔNG SƠN, ĐỖ NGỌC ĐÀI, TRẦN ĐÌNH THẮNG Trường Đại học Vinh TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Chi Màng tang (Litsea) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng Á nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và Australia. Việt Nam có 45 loài thuộc chi Litsea. Litsea monopetala (Roxb.) Pers. (Mò giấy, Bời lời bao hoa đơn, Bời lời nhiều hoa, Bộp trắng) (Syn: Tetranthera monopetala Roxb.; Litsea polyantha Juss.). Cây gỗ 5 - 10 (15) m, đường kính 10-20 cm; nhánh tròn, nâu đen. Lá thơm quế, mọc xen; phiến xoan bầu dục, to 8 -10 x 5-6 cm, có lông mịn ở mặt dưới, gân phụ 10 cặp; cuống dài 2 cm. Tán trên ọng c d ài 1 cm, đen, trên chén có răng ấp. th Phân bố: Lai Châu (Điện Biên), Sơn La (Mộc Châu, Mộc Hà), Cao Bằng (Thạch An), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Huế), Kon Tum (Đác Tô, Kon Plông), Gia Lai (Măng Yang), Ninh Thu ận, Đồng Nai (Biên Hòa), Bà Rịa -Vũng Tàu (Côn Đảo). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông), Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia. Trong y học dân tộc Mò giấy ( Litsea monopetala (Roxb.) Pers.) được dùng chữa một số bệnh như: lá hơ nóng dùng đắp giảm đau, rễ sắ c uống chữa ỉa chảy, hạt chữa thấp khớp, vỏ hơ nóng dùng chữa bầm dập. Ở Ấn Độ, Choudhury S. N. và cs. (1997), từ loài Litsea monopetala (Roxb.) Pers., cho thấy các thành phần chính của tinh dầu là α-caryophyllen alcohol (13,9%) và pentacosan (11,4%), humulen oxit (9,5%), caryophyllen oxit (9,5%) và tricosan (8,1%). Bài báo này, bước đầu chúng tôi nghiên cứu thành phần hóa học tinh d ầu loài Mò giấy (Litsea monopetala (Roxb.) Pers.) phân bố ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lá của loài Mò giấy ( Litsea monopetala (Roxb.) Pers.) được thu hái ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, Hà Tĩnh vào tháng 09 năm 2010 và VQG Bạch Mã vào tháng 7 năm .