Bài báo này là kết quả nghiên cứu về thực trạng nhiễm SLG nhỏ tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DANH PHÁP LOÀI SÁN LÁ GAN NHỎ VÀ THỰC TRẠNG NHIỄM TẠI XÃ THUẬN HẠNH, HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG NGUYỄN VĂN CHƯƠNG, BÙI VĂN TUẤN Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn Bệnh sán lá gan nhỏ (SLG nhỏ) là một trong những bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Người bị mắc bệnh do ăn phải cá nước ngọt chưa được nấu chin, có chứa ấu trùng SLG nhỏ. Trên thế giới, bệnh SLG nhỏ hiện đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới ít nhất 23 triệu người và là mối đe dọa đến sức khoẻ của hàng trăm triệu người khác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 3 triệu người ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam nhiễm SLG nhỏ Opisthorchis viverrini, trên 19 triệu người ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và phía Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis, 1,5 triệu người ở Liên Xô cũ, Nam Âu, Trung Âu và Đông Âu nhiễm Opisthorchis felineus [1,2]. Tại Việt Nam, theo Đặng Cẩm Thạch và cộng sự [1], đến năm 2006 bệnh SLG nhỏ đã được phát hi ện ít nhất ở 25 tỉnh, trong đó có 15 tỉnh phía Bắc và 10 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, v ới tỷ lệ nhiễm từ 0,2-37%. Nguyễn Văn Chương và cộng sự điều tra huyện Tuy An (Phú Yên) năm 1992 thấy tỷ lệ nhiễm Opisthorchis viverrini là 36,79% [4, 5]. Năm 2006, qua điều tra của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn đã phát hiện 39 trường hợp nhiễm SLG nhỏ tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh, di cư đến từ những năm 1986-1987. Ph ần lớn dân di cư có nguồn gốc từ huyện Nghĩa Hưng, Nam Định và huyện Kim Sơn, Ninh Bình; đây là hai địa phương có tập quán ăn gỏi cá nước ngọt từ lâu đời. Tập quán này hiện nay đã phổ biến trong toàn xã Thuận Hạnh và một số địa phương khác trong huyện. Bài báo này là kết quả nghiên cứu về thực trạng nhiễm SLG nhỏ tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian Nghiên cứu được tiến