Đánh giá, so sánh hiệu quả ứng dụng hai kỹ thuật xét nghiệm mẫm bệnh sán lá gan lớn ở ốc lymnaea viridis

Nghiên cứu này bước đầu sử dụng và so sánh hiệu quả của hai phương pháp (phương pháp ép ốc và phương pháp phân tử PCR đa mồi) trong việc phát hiện mầm bệnh sán lá gan lớn ở ốc. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HAI KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM MẪM BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN Ở ỐC LYMNAEA VIRIDIS BÙI THỊ DUNG, HOÀNG VĂN HIỀN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi 2 loài sán Fasciola hepatica và Fasciola gigantica, bệnh phổ biến ở gia súc và người là vật chủ nhiễm tự nhiên. Bệnh phân bố rộng trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, bệnh sán lá gan lớn có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Qua chu trình phát triển của sán lá gan, có thể thấy ốc nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sán lá gan. Đã có một số công trình công bố hai loài ốc Lymnaea viridis và Lymnaea swinhoei đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá g an lớn (Phan Địch Lân, 1983; Hồ Thị Thuận & Nguyễn Ngọc Phương, 1987; Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh, 1997; Nguyễn Thị Kim Thành và cs., 1995; Đặng Tất Thế & Nawa, 2005; Đỗ Đức Ngái và cs., 2006). Xác định tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở ốc đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn. Phương pháp chủ yếu đã được các tác giả trước đây sử dụng rộng rãi để phát hiện ấu trùng sán lá gan lớn ở ốc là phương pháp ép ốc thường quy. Tuy nhiên, chưa có công trình nào công bố sử dụng phương pháp sinh học phân tử trong việc phát hiện mầm bệnh sán lá gan ở ốc ở nước ta. Vì vậy, nghiên cứu này bước đầu sử dụng và so sánh hiệu quả của hai phương pháp (phương pháp ép ốc và phương pháp phân tử PCR đa mồi) trong việc phát hiện mầm bệnh sán lá gan lớn ở ốc. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu nghiên cứu Mẫu ốc Lymnaea được thu thập thập tại huyện Lục Nam, Bắc Giang vào tháng 3 năm 2011. Sau đó, mẫu ốc chuyển về phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để tiến hành xét nghiệm. 2. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp định loại ốc: Mẫu ốc: định loại theo khóa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
264    54    2    08-05-2024
16    65    2    08-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.