Bài báo này cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG ENCARSIA OPULENTA Silvestri (HYMENOPTERA: APHELINIDAE) KÝ SINH BỌ PHẤN ĐEN VIỀN TRẮNG ALEUROCANTHUS SPINIFERUS Quaitance TRÊN CÂY BƯỞI DIỄN TRẦN ĐÌNH DƯƠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật HÀ QUANG HÙNG Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance là lo ại dịch hại nguy hiểm trên cây có múi ở Việt Nam. Chúng không những gây hại trực tiếp mà còn truyền bệnh virus cho cây trồng. Những năm gần đây, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đang được khuyến cáo áp dụng rộng rãi và đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu biện pháp hoá học vẫn được áp sụng để phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng trên cây có múi. Điều này không những gây tốn kém về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và giảm giá trị thương phẩm. Ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu về cây có múi ngày càng tăng. Đi sâu nghiên cứu bọ phấn và biện pháp sinh học phòng trừ chúng rất cần thiết. Bài báo này cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam. I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cây buởi Diễn được t rồng trong chậu nhựa, hộp nuôi sâu, kẹp nuôi sâu. Bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance và ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri. Thí nghiệm theo dõi các đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh được tiến hành trên cây bư ởi Diễn trồng trong chậu nhựa (đường kính miệng 30cm, cao 30cm) trong phòng thí nghiệm, trên các lá bưởi có thả bọ phấn đen viền trắng và kẹp nuôi sâu. Quan sát đặc điểm hình thái ở các pha phát dục của bọ phấn dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi, đo kích thước của từng pha phát Hình 1: Vị trí kẹp lồng nuôi sâu trên cây dục với số lượng n ≥ 30, đồng thời xác định thời gian phát dục của từng pha. Xác định