Nghiên cứu khả năng nảy mầm của quả cóc đỏ (Lumnitzerza littorea) dưới sự tác động của axit gibberellic

Để bảo tồn và khôi phục loài cây có nguy cơ tiệt chủng này thì việc nghiên cứu khả năng nảy mầm của quả cóc đỏ là rất cần thiết vì vậy đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng nảy mầm của quả cóc đỏ (Lumnitzerza littorea) dưới sự tác động của axit gibberellic”. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA QUẢ CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA) DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA AXIT GIBBERELLIC QUÁCH VĂN TOÀN EM Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh HỒ THANH XUÂN Trường THPT Ngô Gia Tự Tp. Hồ Chí Minh Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây ngập mặn, có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007). Loài cây này có tốc độ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống của cây con tái sinh trong tự nhiên rất thấp (11,84%), chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về sự nảy mầm của loài cóc đỏ. Để bảo tồn và khôi phục loài cây có nguy cơ tiệt chủng này thì việc nghiên cứu khả năng nảy mầm của quả cóc đỏ là rất cần thiết vì vậy chúng tôi đã ti ến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng nảy mầm của quả cóc đỏ (Lumnitzerza littorea) dưới sự tác động của axit gibberellic”. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2009- 04/2010 2. Địa điểm nghiên cứu: Vườn sinh học, khoa Sinh, trường ĐHSP . 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu khả năng tái sinh tối đa theo lí thuyết của quả cóc đỏ. Nghiên cứu tỷ lệ chắc – lép của quả: Thu quả từ thực địa tiến hành cân 500g trong lượng quả phân loại quả, để riêng quả có kích thước nhỏ, quả bị hư và quả không bị hư. Đối với quả không bị hư tiến hành bóc vỏ quả kiểm tra độ chắc lép của hạt bên trong đếm số quả chắc, lép tính tỷ lệ quả chắc và quả lép. Tỷ lệ chắc – lép của hạt: + Tiến hành thu quả, tiến hành bóc vỏ quả thu được 200 hạt đếm số hạt chắc và hạt lép. Tính tỷ lệ hạt chắc và hạt lép. + Thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ chắc lép của quả và hạt được lập lại 3 lần tương ứng với số đợt nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm. Nghiên cứu khả năng sống của phôi: Sử dụng phẩm nhuộm cacmin indigo 0,2% trong 2 giờ để kiểm tra sự bắt màu của phôi. Thí nghiệm được lập lại ba lần, mỗi lần tiến hành 30 hạt. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của loài cóc đỏ Quá trình phát triển của vỏ quả, hạt Cóc đỏ: Đối với quá trình phát triển của vỏ quả tiến .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.