Khả năng loại bỏ kim loại nặng (Cu, Cd) của bèo tây (eichhornia crassipes (mart.) solms) trong nước ở điều kiện tĩnh và sục khí

Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu khả năng tích luỹ đồng (Cu) và ca-đi-mi (Cd) của Bèo tây trong nước ở điều kiện tĩnh và điều kiện có sục khí nhằm lựa chọn điều kiện phù hợp góp phần vào việc tối ưu hoá khả năng làm sạch ô nhiễm kim loại nặng trong nước. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KHẢ NĂNG LOẠI BỎ KIM LOẠI NẶNG (Cu, Cd) CỦA BÈO TÂY (EICHHORNIA CRASSIPES (Mart.) Solms) TRONG NƯỚC Ở ĐIỀU KIỆN TĨNH VÀ SỤC KHÍ CHU THỊ THU HÀ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Ô nhiễm nguồn nước bởi các kim loại nặng có hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc do nguyên nhân này. Để tránh những tác động nguy hại của ô nhiễm kim loại nặng ngoài môi trường đến đời sống con người, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các biện pháp lý, hoá và sinh học để xử lý. Việt Nam với khí hậu ẩm nhiệt đới có hệ thực vật vô cùng phong phú, trong đó một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng, là đối tượng để xử lý ô nhiễm môi trường nước với hiệu quả cao. Bèo tây (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) là loài cây thảo sống nhiều năm, nổi ở nước hay bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới, có khả năng sinh trưởng mạnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng tích luỹ đồng (Cu) và ca-đi-mi (Cd) của Bèo tây trong nước ở điều kiện tĩnh và điều kiện có sục khí nhằm lựa chọn điều kiện phù hợp góp phần vào việc tối ưu hoá khả năng làm sạch ô nhiễm kim loại nặng trong nước. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Bèo tây (Bèo lục bình , Bèo nhật bản), tên khoa học là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, thuộc họ Lục bình (Pontederiaceae). 2. Địa điểm nghiên cứu Nước, trầm tích của sông Nhuệ, đoạn sông Nhuệ chảy qua thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội (khu vực Cầu Đen) và sông Tô Lịch, đoạn sông Tô Lịch chảy qua Nhà máy Sơn Hà Nội, tiếp nhận nguồn nước thải công nghiệp chủ yếu của thành phố được đem về phòng thí nghiệm làm môi trường nuôi bèo tây để đánh giá khả năng tích tụ kim loại nặng của bèo tây trong điều kiện tĩnh và sục khí. 3. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm Cây Bèo tây có kích thước tương đương nhau, được nuôi trong các thùng nhựa có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.