Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông

Bài viết này tập trung tìm hiểu yêu sách lịch sử của Trung Quốc, mục đích và địa vị pháp lý của Đường lưỡi bò và đánh giá tác động về mặt pháp lý của yêu sách lịch sử mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo và các vùng nước ở Biển Đông. bài viết để nắm thêm chi tiết. | Đánh giá pháp lý về yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông Melda Malek Tóm tắt Bài viết này tập trung tìm hiểu yêu sách lịch sử của Trung Quốc, mục đích và địa vị pháp lý của Đường lưỡi bò và đánh giá tác động về mặt pháp lý của yêu sách lịch sử mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo và các vùng nước ở Biển Đông. Dựa trên những yêu sách đa dạng, nhưng khá mơ hồ, lấy yếu tố “lịch sử” làm căn cứ hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền, có thể thấy yêu sách lịch sử của Trung Quốc gồm hai khía cạnh: “yêu sách chủ quyền dựa trên lịch sử” đối với các đảo ở Biển Đông và “yêu sách lịch sử đối với các vùng biển/ hoạt động trên biển” ở Biển Đông. Bài viết kết luận rằng để đánh giá yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, các yêu sách trên cần được phân tích độc lập với bản đồ đường lưỡi bò, bởi nó có rất ít hoặc không có giá trị pháp lý để hình thành nên các yêu sách này. Hơn nữa, yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với các vùng biển (bao gồm cột nước, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các thực thể chìm) không thể thay thế những quyền của các quốc gia ven biển khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ đã được quy định trong Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS). ----------------------Ngày 6/5/2009, Malaysia và Việt Nam cùng đệ trình lên Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa (CLCS) đơn xin ý kiến khuyến nghị của CLCS về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia ở khu vực phía nam Biển Đông dựa trên các giới hạn được tuyên bố trong bản đệ trình chung. Ngày hôm sau, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi công hàm đầu tiên phản đối bản đệ trình chung, tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng nước tiếp liền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như với đáy biển và vùng đất dưới đáy biển tại đó. Trung Quốc gửi đính kèm công hàm một bản đồ đường lưỡi Công hàm đầu tiên của Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.