Gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 306 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. tài liệu. | SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT (Đề thi có 04 trang) KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:. SBD: Mã đề 306 Câu 41: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long được phân bố ở khu vực nào sau đây? A. Dọc sông Tiền, sông Hậu. B. Vùng ven biển. C. Bán đảo Cà Mau. D. Đồng Tháp Mười. Câu 42: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vì sao khu vực Duyên hải cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận - Bình Thuận) có lượng mưa dưới 800 mm? Là do A. có hướng địa hình song song hướng gió, dòng biển nóng ven bờ B. có dòng biển lạnh ven bờ, địa hình vuông góc hướng gió. C. có các sườn đón gió, có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động. D. địa hình song song hướng gió, dòng biển lạnh ven bờ. Câu 43: Đặc điểm khác biệt của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là A. có diện tích rộng lớn và bằng phẳng hơn. B. hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô. C. có hệ thống kênh rạch chằng chịt. D. thủy triều xâm nhập sâu vào đồng bằng. Câu 44: Diện tích rừng có tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, nguyên nhân chủ yếu là do A. chất lượng rừng không ngừng suy giảm do khai thác quá mức. B. diện tích rừng tự nhiên có tăng nhưng rất chậm. C. tổng diện tích rừng hiện nay chưa bằng năm 1943. D. diện tích rừng tăng thêm chủ yếu là do rừng trồng. Câu 45: Cho biểu đồ: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2015 (%) (Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2015? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. C. Tỉ trọng hàng .