Giáo trình HTML và thiết kế Web có nội dung chia thành 8 chương, phần 1 cuốn sách mạng 4 nội dung đầu: Những khái niệm cơ sở, trình bày trang, danh sách và bảng trong HTML, đưa hình ảnh vào tài liệu HTML. Giáo trình dành riêng cho những bạn cần biết các kiến thức cơ bản về HTML và Website để thiết kế Website tĩnh. | LỜI MỞ ĐẦU Ngôn ngữ Siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language) là ngôn ngữ biểu diễn văn bản cho phép ta đưa vào một văn bản nhiều thuộc tính cần thiết để có thể truyền thông quảng bá trên mạng toàn cục WWW (World Wide Web). HTML cho phép ta đưa hình ảnh đồ họa vào văn bản, thay đổi cách bày trí của văn bản, và tạo những tài liệu siêu văn bản có khả năng đối thoại tương tác với người dùng. HTML chủ yếu xoay quanh khái niệm “thẻ” (tag) làm nền tảng. Một ví dụ về tag là . Hầu hết các chức năng trên HTML có thẻ mở và thẻ đóng tạo thành một cặp giới hạn một đoạn văn bản. Ví dụ và là thẻ “bold” nghĩa là chữ béo. Toàn bộ đoạn văn bản giữa và sẽ được thể hiện dưới dạng chữ béo (hay chữ đậm) khi văn bản đó được xem bằng một trình duyệt tương ứng. Ví dụ xin chào sẽ được hiện lên là xin chào. Để tạo một siêu văn bản, ta có thể dùng bất cứ một chương trình soạn thảo nào (ví dụ: NC-Norton Commander, EDIT - của DOS, NotePad hay Write - của Windows , WordPad của Win95, WinWord hay , FoxPro, Borland C++ IDE, Borland Pascal IDE, FrontPage, TextPad, ), chỉ cần nắm được các thẻ của HTML, và khi ghi vào đĩa thì cần lưu dưới dạng file text. Tên file có đuôi mở rộng là HTM (hoặc HTML). Song có một hạn chế là dạng văn bản khi ta soạn với khi ta xem sau này (trên WWW) không giống nhau. Chính vì lẽ đó mà nhiều hãng tung ra phần mềm soạn siêu văn bản What You See Is What You Get (WYSIWYGcái ta thấy cũng là cái ta có được). Hãng Microsoft cũng đã tung ra một tiện ích được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, còn có nhiều tiện ích chuyển đổi từ dạng RTF (có thể soạn bằng WinWord hay WordPad) sang HTML, hay các phiên bản sau này của trình duyệt Web như NetScape có sẵn luôn chức năng này. Các tiện ích đó đều giống nhau ở chỗ cho phép ta gõ trực tiếp các thẻ vào văn bản nhưng cũng có thể dùng tổ hợp của thanh công cụ (toolbar), hộp thoại (dialog), thực đơn (menu) hay danh sách các lựa chọn (pop-up list). Để gạch dưới đoạn văn bản trong ví dụ vừa rồi, ta có thể gõ vào xin chào, dùng .