Các loài thú ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray và Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh

Nội dung bài viết trình bày điều tra khảo sát, đặc biệt là đối với các loài thú nhỏ. Các kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung các dẫn liệu mới về đa dạng các loài thú tại hai khu vực nói trên. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 CÁC LOÀI THÚ GHI NHẬN ĐƯỢC Ở VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SÔNG THANH LÊ XUÂN CẢNH, ĐẶNG HUY PHƯƠNG, NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Nghiên cứu gần đây nhất của Barney Long (2005) đã ghi nhận 75 loài thú của tỉnh Quang Nam, trong đó có đề cập đến một số điểm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Sông Thanh với 56 loài ghi nhận được ở đây, nhưng các thông tin chủ yếu đề cập đến các loài thú lớn. Cách không xa về mặt địa lý, Vườn Quốc gia (VQG) Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) cũng được biết đến như một trong những khu vực được đánh giá cao về độ đa dạng sinh học, cùng với nhiều loài thú lớn có giá trị khoa học và bảo tồn. Tuy nhiên thông tin về các loài thú nhỏ ở đây còn ít, duy nh ất gần đây Vũ Đình Thốngvà nnk (2005) đ ã ghi nh ận được 7 loài dơi cho khu vực. Trong khuôn khổ của đề tài “Đánh giá tác động của chất độc hoá học đối với một số khu vực bị ảnh hưởng ở Việt Nam” và đề tài “Động vật chí - Thực vật chí Việt Nam”, các nghiên cứu về thú đã được tiến hành tại VQG Chư Mom Ray (Kon Tum) và Khu BTTN Sông Thanh (Quảng Nam) từ năm 2007-2009 với nhiều cuộc điều tra khảo sát, đặc biệt là đối với các loài thú nhỏ. Các kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung các dẫn liệu mới về đa dạng các loài thú tại hai khu vực nói trên. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Điều tra được tiến hành 3 đợt: 20/6 - 2/7 năm 2008; 18/5 - 30/5 năm 2009 và 22/5 - 30/6 năm 2010 tại: + Khu vực xã Rờ Cơi (vùng đệm) và các khu vực quanh trạm Đắk Tao (xã Rờ Cơi), trạm Bargốc (xã Sa Sơn) thuộc vùng lõi VQG Chư Mom Ray (huyện Sa Thày, tỉnh Kon Tum). + Khu vực xã Chà Val (vùng đệm) và khu vực các xã Ta Bhinh, xã Long Viên thuộc vùng lõi của KBTTN Sông Thanh (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). 2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập mẫu Dơi: Lưới và bẫy được đặt ngang qua các đường mòn, suối hay gần vị trí xác định có thể có dơi cư trú như .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.