Cùng tham gia thử sức với Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 132 (Phần TNKQ) để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức Toán học căn bản. Chúc các em vượt qua kì thi học sinh giỏi thật dễ dàng nhé! | PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi này gồm 04 trang KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - PHẦN TNKQ Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Câu 1: Thứ tự đúng về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn là: A. Tâm thất trái --> động mạch phổi --> mao mạch --> tĩnh mạch phổi --> tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải --> động mạch phổi --> mao mạch --> tĩnh mạch phổi --> tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải --> động mạch chủ --> mao mạch --> tĩnh mạch chủ --> tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái --> động mạch chủ --> mao mạch --> tĩnh mạch chủ --> tâm nhĩ phải. Câu 2: Khi hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? Điều nào sau đây có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên? A. Ô tô đột ngột rẽ sang phải. B. Ô tô đột ngột giảm vận tốc. C. Ô tô đột ngột rẽ sang trái. D. Ô tô đột ngột tăng vận tốc. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn ở cùng độ cao. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của hệ tiêu hóa? A. Enzim pepsin hoạt động tốt nhất ở pH = 2-3. B. Ruột non là bộ phận quan trọng nhất của ống tiêu hóa ở người. C. Ở ruột non hầu như chỉ xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn. D. Ở dạ dày enzim pepsin tiêu hóa các prôtêin thành các axit amin tự do và tiếp tục được vận chuyển xuống ruột non. Câu 5: Khi nói “Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” thì vật nào sau đây là vật mốc? A. Trái Đất B. Mặt trời. C. Mặt Trăng. D. Cả Mặt trời và Trái đất. Câu 6: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí là do A. cảm .