Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi chọn HSG sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 485 (Phần TNKQ) dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt! | PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi này gồm 04 trang KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - PHẦN TNKQ Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Câu 1: Vitamin D có vai trò gì? A. Cần cho sự trao đổi canxi và photpho. B. Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu. C. Cần cho sự phát dục bình thường. D. Chống lão hóa, chống ung thư. Câu 2: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? A. Vitamin, muối khoáng. B. Muối khoáng, protein. C. Nước, gluxit. D. Vitamin, lipit. Câu 3: Một khối đồng hình lập phương có cạnh là 20 cm đặt trên mặt đất. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3. Áp lực và áp suất do khối đồng đó gây ra trên mặt đất tương ứng là A. 71,2 N và 1780 N/m2. B. 712 N và 1,78 N/m2. C. N và 1, N/m2. D. 712 N và 17800 N/m2. Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn ở cùng độ cao. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau. Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về người có nhóm máu AB? A. Có 1 loại kháng nguyên B trên hồng cầu và kháng thể β trong huyết tương. B. Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. C. Có 1 loại kháng nguyên A trên hồng cầu và kháng thể α trong huyết tương. D. Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α và β. Câu 6: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí là do A. áp suất khí quyển giảm. B. cảm giác tâm lý. C. lực hút của trái đất tác dụng lên người giảm. D. lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên người. Câu 7: Muốn thu .