Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chủ điểm đạt hiệu quả cao

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tế dạy học tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa (HĐNGCK) của giáo viên và học sinh tại trường và xu thế phát triển của thời đại, đề tài sẽ chỉ ra thực tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại của cách dạy học trước kia, từ đó rút ra bài học và xây dựng được biện pháp tổ chức tiết HĐNGCK đạt hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. | Một số biện pháp tổ chức tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chủ điểm đạt hiệu quả cao A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để thực hiện mục tiêu đặt ra nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục để đạt được "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội". Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở trường tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Giữa hoạt động dạy học các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động bổ sung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại. Ở bậc Tiểu học, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có khả năng cùng lúc hướng tới ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm) và giáo dục hành vi, kỹ năng cho học sinh. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh Tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động. Với ý nghĩ đó, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn quá trình dạy học của mình tự rút ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết Hoạt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.