Với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, không còn dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế nào mà cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Bài viết này tác giả chủ yếu phân tích vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của VN trong thời gian vừa qua. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 01/09/2015 – Duyệt đăng: 20/10/2015 V ới một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, không còn dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế nào mà cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy, điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp cho nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh. Bài viết này tác giả chủ yếu phân tích vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của VN trong thời gian vừa qua. Từ khóa: Kinh tế tư nhân (KTTN), tăng trưởng kinh tế. Đặt vấn đề Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược của VN trong thời gian qua phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân (KTTN) nói riêng; từ đó tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm đổi mới vừa qua, KTTN là một vấn đề gay cấn, lúng túng, gây tranh cãi nhiều nhất, đụng chạm đến những vấn đề chính trị - xã hội như định hướng XHCN, đảng viên làm kinh tế, bóc lột và bị bóc lột, phân hóa giàu nghèo, Tuy nhiên, với sự nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng, với 24 phương châm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lý luận, các nhà quản lý và sự hưởng ứng của toàn dân, cho tới nay, KTTN đã được hồi phục, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế lớn mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có thể nói, cho tới nay không còn một người nào, dù là bảo thủ nhất, còn nghi ngờ và .